Chiết khấu ttr là gì? [Cập nhật 2024]

Chiết khấu (Discount) dùng để chỉ việc khấu trừ giá niêm yết của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trước khi thực hiện thanh toán. Thuật ngữ này hiện nay được sử dụng trong cả lĩnh vực kinh doanh và ngân hàng. Đối với kinh doanh, phương pháp này rất thông dụng trong các chiến dịch Marketing với mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức tín dụng như một cách để tài trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Bài viết dưới đây của ACC về Chiết khấu ttr là gì? [Cập nhật 2023] hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu ttr là gì? [Cập nhật 2023]

I. Khái niệm thanh toán TTR

TTR chính là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement sử dụng trong phương thức thanh toán L/C. Trong đó:

Nếu L/C chấp nhận TTR: Người làm trong xuất nhập khẩu chỉ cần cung cấp bộ chứng từ phù hợp quy định pháp luật do ngân hàng thông báo sẽ được quyết toán ngay lập tức. Ngân hàng sẽ có công văn hay gọi điện đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Số tiền sẽ được hoàn trả trong 36 giờ làm việc (3 ngày) kể từ lúc ngân hàng phát hàng nhận được điện báo. Bộ chứng từ sẽ gửi sau.

Nếu L/C không cho phép TTR: Phía nhà xuất khẩu cần đợi bộ chứng từ được gửi đến ngân hàng phát hành. Ngoài ra cần phải đợi thêm tầm 7 ngày làm việc để biết chính xác có được thanh toán hay không.

II. Quy trình thanh toán TTR

Đối với phương thức thanh toán TTR muốn được giải quyết nhanh thì cần phải được thực hiện chuẩn quy trình.

Quy trình thanh toán TTR sẽ được tiến hành cụ thể như sau:

Bước 1: Người bán cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ liên quan tới mặt hàng sắp xuất và chuyển cho người mua hàng.

Bước 2: Sau khi nhận được các chứng từ liên quan, bên mua sẽ kiểm tra, rà soát lại giấy tờ đó có đảm bảo chính xác, đúng với quy định không. Nếu đúng sẽ tiến hành sắp xếp và chuyển hàng.

Bước 3: Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành nhận hàng theo đúng dự kiến. Sau khi nhận đủ hàng, bên mua sẽ tới ngân hàng làm thủ tục TTR Payment.

Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền sẽ xác nhận yêu cầu của khách hàng. Sau đó tiến hành làm thủ tục đặt lệnh chuyển tiền sang ngân hàng nước ngoài để thanh toán cho người mua hàng.

Bước 5: Phía ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận lệnh chuyển và tiến hành thanh toán cho người bán.

Trong từng trường hợp thanh toán TTR trả trước hoặc TTR trả sau, quy trình như sau:

Quy trình thanh toán TTR trả trước

Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.

Bước 2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.

Bước 3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.

Bước 4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.

Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Quy trình thanh toán TTR trả sau

Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu.

Bước 2: Nhà nhập khẩu lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.

Bước 3: Ngân hàng phục vụ người mua gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.

Bước 4: Ngân hàng nhập khẩu thực hiện giao dịch chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu.

Bước 5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

III. Phân biệt thanh toán TTR và TT

Trong L/C cũng có thể có hai hình thức thanh toán đó là TT và TTR. Đó là khi xảy ra chi trả tín dụng L/C hợp nhất với TT. Trong đó:

TT sử dụng trong L/C khi:

Trường hợp thứ nhất, bên phía ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C để giải quyết cho bên xuất khẩu khi ngân hàng quyết định từ điện đòi tiền. Tuy nhiên, điều kiện ở đây là bộ chứng từ phải được xác minh hợp lệ. Với trường hợp này, nhà xuất khẩu sẽ không chọn chiết khấu bộ chứng từ.

Trường hợp thứ hai là khi ngân hàng mở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho ngân hàng chiết khấu nhưng với điều kiện ngân hàng phải nhận được bộ chứng từ đúng đồng thời phía ngân hàng chiết khấu cũng điện đòi tiền. Lúc này nhà xuất khẩu sẽ chọn chiết khấu truy đòi bộ chứng từ.

TT trở thành TTR khi:

TT thành TTR và sử dụng trong L/C: Ngân hàng mở L/C thanh toán cho ngân hàng chiết khấu khi đã nhận được điện đòi tiền từ bên ngân hàng chiết khấu. Ở đây không cần biết chính xác chứng từ đã tới hay chưa. Trong khi đó nhà xuất khẩu chọn chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

Nói một cách đơn giản, 2 phương thức thanh toán TT và TTR về hình thức đều dùng điện trả tiền. Tuy nhiên xét sâu về bản chất thì cả 2 không hề giống nhau. Do đó nếu trên hợp đồng phương thức thanh toán là TT thì trên tờ khai không thể nhập TTR. Khi đó TT sẽ chọn là RC “Khác”.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Chiết khấu ttr là gì? [Cập nhật 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Chiết khấu ttr là gì? [Cập nhật 2023]quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo