Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác gì?

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là hai thuật ngữ rất thường xuyên được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Vậy chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là gì? Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp nhé.

1. Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán là gì?

Theo chuẩn mực kế toán số 14 có định nghĩa về chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán như sau:

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.

Vậy, về cơ bản, chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán như sau:

  • Nếu bên mua mua hàng với số lượng lớn và được giảm giá theo thỏa thuận hoặc điều khoản hợp đồng thì gọi là khoản chiết khấu thương mại.
  • Nếu bên mua mua hàng và thanh toán trước thời hạn và được giảm giá theo thỏa thuận hoặc điều khoản hợp đồng thì là khoản chiết khấu thanh toán.

chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu là gì? Cách tính giá chiết khấu và ví dụ cụ thể

chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

2. Thời điểm phát sinh của chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

  • Chiết khấu thương mại phát sinh vào thời điểm tạo lập đơn hàng.

Ví dụ: Khách hàng A đăng ký sử dụng Phần mềm kế toán cho hơn 5000 chứng từ với giá gói 1 năm là 1,500,000. Khi Khách hàng A sử dụng Phần mềm 3 năm cho hơn 5000 chứng từ thì giá sẽ được giảm là 1,275,000 cho 1 năm.

  • Chiết khấu thanh toán phát sinh vào thời điểm bên mua tiến hành thanh toán.

Khách hàng A đã đăng ký sử dụng Phần mềm kế toán với gói sử dụng 3 năm. Hai bên thỏa thuận nếu Khách hàng A thanh toán 1 lần toàn bộ số tiền trên tại ngày ký kết sẽ được nhận chiết khấu là 3%.

3. Quy định về cách xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn hàng hóa, dịch vụ có áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng như sau:

  • Hóa đơn GTGT ghi rõ giá bán đã chiết khấu thương mại cho khách hàng, thuế GTGT, tổng thanh toán đã có thuế GTGT
  • Đối với chiết khấu về số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.
  • Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
  • Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

4. Hạch toán chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, hạch toán đối với khoản chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán sẽ được ghi nhận như sau:

Định khoản chiết khấu thương mại:

  • Bên bán:
    • Nợ 111/112/131 Tổng số tiền phải thu
    • Có 511 Doanh thu bán hàng (giá trị trên hóa đơn đã trừ chiết khấu thương mại; giá trị chưa thuế)
    • Có 3331 Thuế GTGT đầu ra
  • Bên mua
    • Nợ 156 Giá trị hàng hóa chưa thuế
    • Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ
    • Có 111/112/131 Số tiền đã bao gồm thuế

Định khoản chiết khấu thanh toán

  • Bên bán
    • Nợ 635 Chi phí tài chính
    • Có 111/112/131 Giá trị chiết khấu thanh toán trả bằng tiền mặt/TGNH/bù trừ khoản phải thu
  • Bên mua
    • Nợ 111/112/331 Giá trị chiết khấu thanh toán được nhận bằng tiền mặt/TGNH/ bù trừ khoản phải trả
    • Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính

5. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Giống nhau:

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán có điểm giống nhau đều là khoản lợi của bên bán cho bên mua theo thỏa thuận.

Khác nhau:

Bảng tổng hợp những nội dung chính của chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Nội dung Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Định nghĩa Là khoản người bán giảm giá cho người mua khi mua hàng đạt khối lượng nhất định theo thỏa thuận. Là khoản giảm trừ trực tiếp vào giá trị thanh toán khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn thỏa thuận.
Hóa đơn Trừ trực tiếp vào đơn giá hoặc thể hiện số tiền chiết khấu trên hóa đơn hoặc xuất hóa đơn chiết khấu điều chỉnh giảm cho bên mua. Không trừ vào giá trị trên hóa đơn.
Tác động đến doanh thu/chi phí - Bên bán: Làm giảm doanh thu ghi nhận.
- Bên mua: được trừ trực tiếp vào giá trị hàng hóa mua vào.
- Bên bán: Không làm giảm doanh thu ghi nhận, được ghi nhận là khoản chi phí tài chính.
- Bên mua: Không trừ vào giá trị hàng hóa mua vào, ghi nhận là một khoản doanh thu hoạt động tài chính
Tác động đến thuế của doanh nghiệp Làm giảm thuế GTGT và thuế TNDN do trừ trực tiếp vào doanh thu. Là khoản chi phí bên bán/doanh thu hoạt động tài chính bên mua nên có tác động tương ứng với việc giảm/tăng thuế TNDN.
Áp dụng Đẩy nhanh hàng tồn kho, nhất là những mặt hàng có hạn sử dụng ngắn, nhanh lỗi thời. Góp phần thu hồi nợ nhanh, tăng vòng quay vốn kinh doanh.

Trên đây là bài viết Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán khác gì? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo