Chiết khấu hay Discounting là một loại hình marketing được người bán hay các chủ doanh nghiệp vận dụng một cách khéo léo để thúc đẩy doanh số bán hàng bằng hình thức giảm giá niêm yết của một sản phẩm với tỷ lệ phần trăm nhất định. Hiện nay việc chiết khấu được sử dụng linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau. Trong bài viết này ACC sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về Chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh [2023].
Chiết khấu thương mại có được giảm thuế không? [2023]
1. Chiếc khấu thương mại là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:
- Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
- Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
- Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).
Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau
2. Chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh
Tại Khoản 5, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định như sau:
"Điều 7. Hồ sơ khai thuế
… 5. Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm:
… đ) Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định...".
Tại Điều 8, Điều 10 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 1/6/2021 quy định như sau:
"Điều 8. Phương pháp tính thuế đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân
1. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trong các trường hợp sau đây:
… c) Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác cho hộ khoán;
… 3. Trường hợp trong năm cá nhân phát sinh doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống tại nhiều nơi, cá nhân dự kiến hoặc xác định được tổng doanh thu trên 100 triệu đồng/năm thì có thể ủy quyền cho các tổ chức chi trả khai thuế thay, nộp thuế thay đối với doanh thu phát sinh tại đơn vị được ủy quyền trong năm tính thuế. Riêng đối với hộ khoán mà ngoài doanh thu khoán, hộ khoán còn nhận được các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền, khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác thì tổ chức chi trả thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay theo thực tế chi trả các khoản này trong năm tính thuế. Trường hợp tổ chức khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê tài sản thì áp dụng việc xác định mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định đối tượng không phải nộp thuế theo hướng dẫn tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Thông tư này.
… Điều 10. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
1. Doanh thu tính thuế
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền…".
Tại Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về giá tính thuế GTGT như sau:
"… 3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này…
5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác định bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho…
22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ Khoản 1 đến Khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào".
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp tổ chức chi trả các khoản khuyến mại, chiết khấu thương mại bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định tại Khoản 5, Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Thông tư số 40/2021/TT-BTC.
Doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN để làm cơ sở kê khai, nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ các khoản khuyến mại, chiết khấu thương mại mà hộ, cá nhân kinh doanh được hưởng.
3. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại.
Dưới đây là cách hạch toán chiết khấu thương mại theo các trường hợp:
3.1 Chiết khấu giảm giá ngay khi mua.
Trong trường hợp này, giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu. Tiến hành chiết khấu như sau:
– Bên mua: hạch toán được hưởng:
Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hoá đơn
– Bên bán: hạch toán bên bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hoá đơn
Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế
Có TK 3331: Thuế GTGT
Trường hợp này, số tiền chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (giá trên hóa đơn là giá đã giảm) vì vậy chúng ta tiến hành hạch toán theo số tiền được ghi trên hóa đơn.
3.2 Mua nhiều lần mới được chiết khấu.
Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Như vậy, khoản chiết khấu chỉ thể hiện trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn. Lúc này tiến hành hạch toán như sau:
– Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại theo số tiền đã giảm trên hóa đơn nhận được.
Nợ TK 156: Giá trên hoá đơn
Nợ TK 1331: Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331: Số tiền bao gồm chiết khấu
– Bên bán: bao gồm 3 bút toán:
+ Phản ánh chi phí chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại: ( Nợ 511 nếu theo Thông tư 133).
Nợ TK 3331: Thuế GTGT được điều chỉnh giảm
Có TK 131, 111, 112
+ Phản ánh doanh thu:
Nợ TK 131: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu
Có TK 511: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu
Có TK 3331: Thuế GTGT
+ Thu được tiền theo hoá đơn theo chiết khấu:
Nợ TK: 111, 112: Số tiền không bao gồm chiết khấu
Có TK 131: Số tiền không bao gồm chiết khấu
3.3 Tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn.
Khi tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó.
– Bên bán: Hạch toán chi phí chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT
Có 131: Số tiền thanh toán chiết khấu
– Bên mua:
Nợ 331 : Số tiền chiết khấu thương mại (bao gồm thuế)
Có 156/632: Giảm giá trị hàng tồn kho/Giảm giá vốn
Có 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ
3.4 Chiết khấu được lập khi hết chương trình.
Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh nếu chiết khấu được lập khi hết chương trình. Tiến hành hạch toán như sau:
– Bên bán: thể hiện chi phí chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:
Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại (hạch toán vào Nợ 511 nếu theo thông tư 133)
Nợ TK 3331: Tiền thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm
Có TK 131, 111, 112 …
– Bên mua: nếu tiến hành điều chỉnh vào cuối kỳ thì bên mua cần chú ý những trường hợp sau:
+ Trường hợp hàng chiết khấu thương mại còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho:
Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền Chiết khấu thương mại
Có TK 156: Giảm giá trị của hàng tồn kho.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:
Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền chiết khấu thương mại
Có TK 632: Giảm giá vốn.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào quản lý, sản xuất kinh doanh…, ghi giảm chi phí tương ứng:
Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại
Có TK 154, 642 … : Giảm các chi phí tương ứng.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ
+ Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.
Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại
Có TK 241: Giảm xây dựng cơ bản.
Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.
– Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tiến hành hạch toán khoản chiết khấu thương mại:
Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại ( hoặc Nợ 511 nếu theo thông tư 133)
Có TK 131 – Phải thu khách hàng
– Hạch toán doanh thu bán hàng như sau:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu.
Trên đây là bài viết Chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh [2023]. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận