Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
Chiết khấu thanh toán 635 là gì?
1. Chiết khấu thanh toán là gì? Hạch toán chiết khấu thanh toán là gì?
– Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài Chính: “Chiết khấu thanh toán là khoản tiền người bán giảm trừ cho người mua. Do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.”
– Như vậy, việc thực hiện chiết khấu thanh toán bao nhiêu. Điều kiện thanh toán như thế nào ra làm sao. Thì được hưởng chiết khấu là do chính công ty, doanh nghiệp, bên bán hàng quy định
– Lưu ý chiết khấu thanh toán là khoản tiền tính trên số thanh toán đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Và không được ghi trên hóa đơn bán hàng là đã giảm giá. Có thể hiểu đây là một khoản phí tài chính. Mà công ty, doanh nghiệp bên bán chấp nhận chi cho người mua . Nên các bên phải căn cứ các chứng từ như phiếu chi, phiếu thu để hạch hoán thanh toán chiết khấu và xác định các loại thuế doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật
– Đối với chiết khấu thương mại có nghĩa là khoản chiết khấu. Mà công ty, doanh nghiệp bên bán giảm giá niêm yết cho người mua với khối lượng lớn
– Còn hạch toán chiết khấu thanh toán là người bán lập phiếu chi, và người mua lập phiếu chi để trả và nhận khoản chiết khấu thanh toán. Căn cứ vào phiếu chi và phiếu mua 2 bên hạch toán chiết khấu thanh toán. Bên bán hàng hạch toán chiết khấu thanh toán vào tài khoản 635 – Chi phí tài chính. Còn bên mua hạch toán khoản chiết khấu thanh toán được hưởng vào tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
2. Chứng từ sử dụng để hạch toán chiết khấu thanh toán
– Chứng từ được sử dụng khi thực hiện chiết khấu thanh toán. Được hiểu là một khoản chi phí tài chính mà doanh nghiệp, công ty, bên người bán chấp nhận chi đối với người mua. Người bán thì lập phiếu chi để trả khoản chiết khấu thanh toán. Còn người mua thì lập phiết thu để nhận khoản chiết khấu thanh toán mà mình được hưởng
– Đối với trên hóa đơn, thì khoản tiền chiết khấu thanh toán sẽ không được thể hiện trên hóa đơn. Bên bán sẽ không cấp hóa đơn khi thực hiện chiết khấu thanh toán cho khoản tiền này mà sử dụng các chứng từ sau để thể hiện:
+ Lập chứng từ thu, chi có nghĩa là bên bán lập phiếu chi, còn bên mua lập phiếu thu
+ Bù trừ công nợ. Đối với trường hợp này, sẽ không có phiếu thu và phiếu chi về khoản chiết khấu thanh toán mà hai bên người bán và người mua cần có các hoạt động kinh tế, thể hiện phần chiết khấu luôn khi thanh toán. Khi đó, bên bán sẽ đối chiếu công nợ và xác minh về các khoản bù từ công nợ khi thanh toán
3. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái...
b) Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây:
- Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ;
- Chi phí bán hàng;
- Chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Chi phí kinh doanh bất động sản;
- Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản;
- Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác;
- Chi phí khác.
c) Chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ dần phù hợp với kỳ hạn trái phiếu và được ghi nhận vào chi phí tài chính nếu việc phát hành trái phiếu cho mục đích sản xuất, kinh doanh thông thường.
d) Lãi phải trả của trái phiếu chuyển đổi được tính vào chi phí tài chính trong kỳ được xác định bằng cách lấy giá trị phần nợ gốc đầu kỳ của trái phiếu chuyển đổi nhân (x) với lãi suất của trái phiếu tương tự trên thị trường nhưng không có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu hoặc lãi suất đi vay phổ biến trên thị trường tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi (xem quy định chi tiết tại phần hướng dẫn tài khoản 343 - Trái phiếu phát hành).
đ) Nếu cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả, khoản cổ tức ưu đãi đó về bản chất là khoản lãi vay và phải được ghi nhận vào chi phí tài chính.
4. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 635 – Chi phí hoạt động tài chính
Bên Nợ:
– Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính;
– Lỗ bán ngoại tệ;
– Chiết khấu thanh toán cho người mua;
– Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
– Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
– Số trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác;
– Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Bên Có:
– Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết);
– Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính;
– Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
5. Một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
1. Chi phí lãi tiền vay
Nợ TK 635 (lãi tiền vay)
Nợ TK 311, 315, 341, 342 (nợ gốc)
Có TK 111, 112
2 Lãi mua hàng trả chậm
Nợ TK 152, 153, 156, 211,…(giá mua trả ngay)
Nợ TK 142/242 (Lãi trả mua trả chậm)
Nợ TK 133
Có TK 331
3 Chiết khấu thanh toán cho người mua;
Nợ TK 635 (số tiền CKTT cho người mua do người mua thanh toán tiền trước thời hạn)
Nợ TK 111/112 (Số tiền nhận được sau khi trừ CKTT)
Có TK 131
4 Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư;
Nợ TK 111, 112,. . . (Theo giá thanh toán)
Nợ TK 635 (Lỗ bán chứng khoán)
Có TK 121 (Trị giá vốn)
Có TK 228 (Trị giá vốn)
– Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
– Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
– Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận