Chiết khấu (Discount) dùng để chỉ việc khấu trừ giá niêm yết của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trước khi thực hiện thanh toán. Thuật ngữ này hiện nay được sử dụng trong cả lĩnh vực kinh doanh và ngân hàng. Đối với kinh doanh, phương pháp này rất thông dụng trong các chiến dịch Marketing với mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức tín dụng như một cách để tài trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu. Bài viết dưới đây của ACC về Chiết khấu hạch toán 711 là gì? [Cập nhật 2023] hi vọng đem đến nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Chiết khấu hạch toán 711 là gì? [Cập nhật 2023]
I. Khái niệm chiết khấu
Chiết khấu kinh doanh là chiết khấu của người bán dành cho người mua, thường đi kèm với những điều kiện như: thanh toán trước, mua hàng với số lượng lớn,…
Ví dụ: Khi người nhập khẩu thanh toán trước lô hàng trị giá 100 triệu thì bên xuất khẩu sẽ chiết khấu 10% tổng giá trị của đơn hàng. Tức là nhà nhập khẩu chỉ phải trả 90 triệu.
II. Tìm hiểu tài khoản 711
Tài khoản thu nhập khác dùng để ghi nhận các khoản thu nhập ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của đơn vị, gồm các khoản sau:
- Thu nhập từ nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cố định;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Thu từ khoản lãi do đánh giá lại tài sản cố định, vật tư, hàng hóa đầu tư vào công ty liên kết hoặc đưa đi góp vốn liên doanh và đầu tư khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Các khoản thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm hoặc được hoàn;
- Thu tiền phạt từ việc khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Thu tiền bồi thường từ bên thứ ba cho tài sản bị tổn thất. Ví dụ: được bảo hiểm đền bù…;
- Thu được khoản nợ phải thu từ nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu từ các khoản nợ của khách hàng không xác định được người thanh toán;
- Thu từ các khoản thưởng của khách hàng từ hoạt động tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu;
- Từ các khoản quà tặng, quà biếu bằng hiện vật hoặc tiền từ các tổ chức, cá nhân;
- Giá trị hàng khuyến mại không phải trả lại cho nhà cung cấp;
-
Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản đã liệt kê bên trên.
III. Cách hạch toán tài khoản 711
Khoản thu nhập từ nhượng bán hoặc thanh lý tài sản cố định | ➤ Ghi nhận số tiền từ thanh lý, nhượng bán:
- Nợ TK: 111/112/131 - Tổng số tiền thanh toán - Có TK: 711 - Số tiền thu từ thanh lý, nhượng bán (chưa bao gồm VAT) - Có TK: 3331 - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) ➤ Chi phí phát sinh từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ: - Nợ TK: 811 - Chi phí phát sinh chưa có VAT - Nợ TK: 1331 - Thuế GTGT phát sinh - Có TK: 111/112/141/331 - Tổng tiền thanh toán ➤ Ghi giảm nguyên giá TSCĐ từ thanh lý, nhượng bán: - Nợ TK: 214 - Giá trị TSCĐ hao mòn thanh lý, nhượng bán - Nợ TK: 811 - Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán - Có TK: 211/213 - Nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán |
Các khoản nhận được từ biếu tặng của cá nhân/tổ chức bằng hiện vật hoặc tiền | - Nợ TK: 152/153/156/211/111/112…
- Có TK: 711 |
Thu tiền bồi thường từ bên thứ ba cho tài sản bị tổn thất.
Ví dụ: được bảo hiểm đền bù… |
➤ Nhận được các khoản đền bù:
- Nợ TK: 111/112… - Có TK: 711 ➤ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc xử lý các thiệt hại: - Nợ TK: 811 - Chi phí phát sinh - Nợ TK: 1331 - Có TK: 111/112/331… |
Thu được khoản nợ phải thu từ nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ | ➤ Đối với các khoản thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay đã thu được tiền thì căn cứ vào biên bản xóa nợ:
- Nợ TK: 2293 - nếu đã lập dự phòng phải thu khó đòi - Nợ TK: 6422 - nếu chưa lập dự phòng phải thu khó đòi - Có TK: 131 ➤ Khi thu được từ các khoản nợ khó đòi: - Nợ TK: 111/112… - Có TK: 711 |
Các khoản thuế xuất khẩu được hoàn, thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm hoặc được hoàn | ➤ Khi doanh nghiệp nhận được quyết định hoàn thuế từ cơ quan thuế:
- Nợ TK: 3331/3332/3333… - Có TK: 711 ➤ Khi nhận tiền hoàn từ NSNN: - Nợ TK: 111/112 - Có TK: 3331/3332/3333… |
Khi hết chương trình khuyến mại, nếu chưa sử dụng hết số hàng khuyến mại mà không phải trả lại cho nhà sản xuất hoặc nhà phân phối thì ghi nhận thu nhập khác | - Nợ TK: 156
- Có TK: 711 |
Các khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ, khi xóa sổ và tính vào thu nhập khác | - Nợ TK: 331/338
- Có TK: 711 |
Khi hết thời gian bảo hành công trình, nếu số dự phòng phải trả về bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh hoặc không phải bảo hành thì phải hoàn nhập số dự phòng phải trả về bảo hành công trình không sử dụng hết | - Nợ TK: 352
- Có TK: 711 |
Cuối kỳ, tính và hạch toán số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác | - Nợ TK: 711
- Có TK: 33311 |
Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh | - Nợ TK: 711
- Có TK: 911 |
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Chiết khấu hạch toán 711 là gì? [Cập nhật 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Chiết khấu hạch toán 711 là gì? [Cập nhật 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận