Định giá chiết khấu thường được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình quản trị doanh nghiệp, nhất là quản trị marketing, bán hàng, quản trị chiến lược. Chiết khấu là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để kích thích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chiết khấu bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Trong đó có chiết khấu chức năng hay còn gọi chiết khấu thương mại. Trong bài viết dưới đây, ACC sẽ tổng hợp thông tin giúp bạn đọc hiểu hơn về chiết khấu chức năng là gì nhé.
Chiết khấu chức năng là gì
1. Chiết khấu là gì?
Chiết khấu (Discount) dùng để chỉ việc khấu trừ giá niêm yết của một sản phẩm hay một dịch vụ nào đó trước khi thực hiện thanh toán. Thuật ngữ này hiện nay được sử dụng trong cả lĩnh vực kinh doanh và ngân hàng.
Ví dụ: Khi bạn mua từ hai sản phẩm trở lên thì bạn sẽ được chiết khấu 10% trên giá bán mỗi sản phẩm, nghĩa là giá mua mỗi sản phẩm lúc này chỉ tương đương với 90% giá niêm yết ban đầu.
Đối với kinh doanh, phương pháp này rất thông dụng trong các chiến dịch Marketing với mục đích thúc đẩy doanh số bán hàng và thu hút sự chú ý của người tiêu dùng. Ngoài ra, nó còn được áp dụng rộng rãi tại các tổ chức tín dụng như một cách để tài trợ vốn cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp có nhu cầu.
2. Các loại hình định giá chiết khấu
- ’’’Chiết khấu tiền mặt’’’: Chiết khấu tiền mặt là sự giảm giá cho những người mua nào thanh toán sớm. Một ví dụ tiêu biểu: Nếu người bán ghi là "2/10 net 30" có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng người mua có thể được lợi 2% trên giá nếu thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày. Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích cải thiện tính thanh khoản của người bán và làm bớt phí tổn thu nợ cũng như lượng nợ khó đòi.
- ’’’Chiết khấu số lượng’’’: là sự giảm giá cho những người mua nhiều. Chiết khấu này phải được áp dụng cho mọi khách hàng nhằm khích lệ họ mua nhiều nhờ đó giảm được nhiều phí tổn và tăng được tổng lợi nhuận của công ty.
- ’’’Chiết khấu chức năng’’’: còn được gọi là chiết khấu thương mại được nhà sản xuất dành cho các thành viên trong kênh phân phối nhằm kích thích họ hoàn thành tốt các công việc của họ.
- ’’’Chiết khấu theo mùa’’’: là sự giảm giá cho các khách hàng mua hàng hay dịch vụ vào mùa vắng khách. Ví dụ các khách sạn vùng biển giảm giá phòng vào mùa đông lạnh.
3. Chiết khấu chức năng (chiết khấu thương mại) là gì?
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà khách hàng được doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết khi mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn, được ghi là khoản chiết khấu thương mại trên hợp đồng kinh tế.
Các hình thức chiết khấu thương mại:
Chiết khấu thương mại theo mỗi lần mua hàng (Hàng bán được giảm giá ngay trong lần mua đầu tiên).
Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Khối lượng mua hàng đạt được tiêu chuẩn để được hưởng chiết khấu thương mại).
Chiết khấu thương mại sau các chương trình khuyến mãi (Chiết khấu thương mại được hưởng trong kỳ được tính sau khi xuất hóa đơn bán hàng).
4. Cách hạch toán chiết khấu thương mại
Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Hạch toán chiết khấu thương mại
Tài khoản được sử dụng để hạch toán khoản chiết khấu thương mại là TK 5211. Kế toán sử dụng tài khoản này để phản ánh khoản chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc thanh toán cho người mua hàng hóa dịch vụ với số lượng lớn được ghi rõ trong hợp đồng mua bán.
- Trong trường hợp người mua hàng với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, chiết khấu thương mại đã được trừ trước khi viết lên hóa đơn nên không được ghi vào TK 521, doanh thu bán hàng được phản ánh theo giá trên hóa đơn bán hàng đã trừ chiết khấu thương mại.
Bên bán
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền trên hóa đơn
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331: Thuế GTGT
Bên mua:
Nợ TK 156: Tổng số tiền
Nợ TK 1331: Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hóa đơn
- Trường hợp sau nhiều lần mua mới đạt được khối lượng hàng được hưởng chiết khấu thương mại thì khoản chiết khấu này được ghi giảm trực tiếp vào giá bán trên hóa đơn bán hàng sau cùng hoặc hóa đơn GTGT
Khi chiết khấu thương mại nhỏ hơn số tiền bán hàng ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì trừ trực tiếp trên hóa đơn, còn nếu lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng thì phải thanh toán tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Bên bán lập chứng từ chi (không lập hóa đơn) để ghi nhận chi phí và được hạch toán vào TK 521; bên mua lập chứng từ thu để ghi nhận thu nhập khác.
Bên Bán :
Phản ánh số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 521 : CKTM
Nợ TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 131: Tổng số tiền chiết khấu.
Phản ánh doanh thu
Nợ TK 131: Tổng số tiền chưa trừ chiết khấu.
Có TK 511: Doanh thu chưa chiết khấu.
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp theo doanh thu chưa bao gồm chiết khấu.
Khi nhận được số tiền trên hóa đơn kế toán hạch toán:
Nợ 111, 112: Tổng số tiền đã được trừ chiết khấu
Có 131: Tổng số tiền đã trừ chiết khấu
Bên Mua:
Nợ TK 156: Giá đã được trừ đi chiết khấu
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán đã trừ đi chiết khấu thương mại
Ví dụ:
Công ty Dân Tài Chính kinh doanh bàn ghế máy tính (giá chưa thuế 2.000.000đ/bộ, thuế GTGT 10%) có chương trình khi mua từ 15 bộ trở lên sẽ được chiết khấu giảm 10% trên giá trị đơn hàng
Ngày 1/1/2021, công ty A mua 10 bộ bàn ghế máy tính của công ty Dân Tài Chính, đã thanh toán bằng chuyển khoản.
Công ty Dân Tài Chính hạch toán:
Nợ 112: 22.000.000
Có 511: 20.000.000
Có 3331: 2.000.000
Công ty A hạch toán
Nợ 156: 20.000.000
Nợ 1331: 2.000.000
Có 112: 22.000.000
Ngày 15/1/2021, công ty A tiếp tục mua 5 bộ bàn ghế nữa và đủ điều kiện để có thể hưởng chiết khấu thương mại theo hợp đồng chưa thanh toán, giá chưa thuế 2.000.000đ/bộ, thuế GTGT 10%, chiết khấu thương mại 10%
Công ty Dân Tài Chính hạch toán:
Phản ánh chiết khấu thương mại vào TK 521
Nợ TK 521 : 3.000.000.
Nợ TK 3331: 300.000.
Có TK 131: 3.300.000.
Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 131: 11.000.000.
Có TK 511: 5 x 2.000.000 = 10.000.000.
Có TK 3331: 1.000.000
Công ty A có thể tách ra thành 2 bút toán
Nợ TK 156: 10.000.000.
Nợ TK 1331: 1.000.000.
Có TK 331: 11.000.000.
Ghi nhận khoản chiết khấu thương mại
Nợ TK 331: 3.300.000
Có TK 1331: 300.000.
Có TK 156: 3.000.000.
Hoặc hạch toán chung:
Nợ 156: 7.000.000.
Nợ 1331: 700.000.
Có 331: 7.700.000
- Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại được lập khi chương trình khuyến mại kết thúc thì kế toán lập hoá đơn điều chỉnh kèm theo bảng kê các hoá đơn cần điều chỉnh bao gồm số tiền và tiền thuế GTGT được điều chỉnh.
Bên bán
Phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh:
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 111,112,131
Cuối kỳ, kết chuyển phần chiết khấu thương mại đã được chấp nhận phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 511
Có TK 521
Bên mua: Sau khi nhận được chiết khấu thương mại, kế toán căn cứ vào tình hình hàng hóa trong kho để phân bổ chiết khấu. Nếu hàng còn trong kho thì ghi giảm hàng tồn kho còn nếu đã tiêu thụ, kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán.
Nợ TK 111, 112, 131 : Chiết khấu thương mại được nhận
Có TK 156, 632: Giá được giảm.
Có TK 1331: Giảm thuế GTGT được khấu trừ.
Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp theo phương pháp trực tiếp
Hạch toán chiết khấu thương mại
Ghi nhận chiết khấu thương mại
Nợ TK 521: Chiết khấu thương mại (nếu theo thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính)
Nợ TK 511: (nếu theo thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Ghi nhận doanh thu bán hàng:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Trên đây là một số thông tin chi tiết về chiết khấu chức năng là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận