Chiết khấu bộ chứng từ theo TTR [Cập nhật 2024]

Chiết khấu bộ chứng từ (BCT) theo phương thức nhờ thu trả ngay là hình thức ngân hàng cấp tín dụng cho Doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách mua có bảo lưu quyền truy đòi BCT xuất khẩu theo phương thức thanh toán bằng nhờ thu trả ngay. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Chiết khấu bộ chứng từ theo TTR.

Images 2

Chiết khấu bộ chứng từ theo TTR

1. Khái niệm về chiết khấu bộ chứng từ

Áp dụng trong trường hợp thanh toán trả chậm, người xuất khẩu không muốn chờ đợi thanh toán từ ngân hàng mở nên muốn nhận tiền trước từ ngân hàng thông báo. Sau đó, ngân hàng thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ ngân hàng phát hành LC  thông qua việc  xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người xuất khẩu.

2. Lưu ý về hình thức chiết khấu bộ chứng từ

Trường hợp người xuất khẩu không dùng chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thỏa thuận trên L/C không quá quan trọng đối với ngân hàng thông báo và ngân hàng mở
Trường hợp người xuất khẩu có sử dụng chiết khấu chứng từ hoặc xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C thì việc thoả thuận giữa hai ngân hàng là rất quan trọng.
+ Nếu dùng L/C xác nhận bởi ngân hàng Thông báo (và trước đó ngân hàng Mở chưa ký quỹ tiền hàng cho ngân hàng Thông báo), thì trên L/C sẽ ghi “TTR acceptable”
+ Nếu người bán muốn chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo, trên L/C sẽ ghi “TTR unacceptable”.
Thực tế thì 2 ngân hàng hàng thường cùng hệ thống hoặc ngân hàng thông báo thuộc về chi nhánh ngân hàng nơi người bán mở tài khoản, tùy vào quan hệ giữa hai bên ngân hàng mà mục này có thể ghi ngược lại như cách phân tích thông thường.

3. Chiết khấu bộ chứng từ theo TTR

TTR là viết tắt của cụm từ Telegraphic Transfer Reimbursement trong tiếng Anh, tức là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. Đây là một phương thức được áp dụng trong các thanh toán tín dụng chứng từ L/C (phương thức thanh toán có chứng từ hợp lệ).

Khi mà phương thức thanh toán TTR được thực hiện, tức là L/C chấp nhận thanh toán TTR thì những người làm xuất nhập khẩu chỉ cần gửi các chứng từ cần thiết cho ngân hàng và sẽ được thông báo quyết toán ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn phải đảm bảo rằng chứng từ bạn đưa ra phù hợp theo quy định của pháp luật.

Lúc này, ngân hàng sẽ phát hành công văn hoặc gọi điện trực tiếp với mục đích đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Trong vòng 3 ngày kể từ ngày ngân hàng nhận được điện báo, tiền sẽ được hoàn trả. Bộ chứng từ cần thiết sẽ được các đơn vị liên quan gửi sau.

Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khẩu bộ chứng từ:

Một là Chiết khẩu bộ chứng từ có truy đòi: (Negotiation with Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. (đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi).

Hai là Chiết khẩu bộ chứng từ miễn truy đòi: (Negotiation without Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.

4. Phân biệt các điều khác nhau giữa chiết khấu chứng từ và xác nhận chứng từ

Sau đây sẽ là điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và nghiệp vụ xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C.
  • Thứ nhất, thời điểm triển khai trước khi giao hàng
– Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ thường phát sinh trong trường hợp ngân hàng mở chậm thanh toán hoặc thanh toán trả chậm mà người xuất khẩu muốn nhận tiền nhanh hơn thỏa thuận đã cam kết, tức là sau khi đã giao hàng,
– Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C được triển khai ngay từ lúc mở L/C, vì người xuất khẩu không tin vào năng lực tài chính của ngân hàng mở tức là trước khi giao hàng
  • Thứ hai, xét về mặt rủi ro
– Chiết khấu chứng từ: Rủi ro thấp hơn. Vì ngân hàng thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ đó được ngân hàng mở chứng thực là đã hợp lệ (bước này là ngân hàng thông báo sẽ scan chứng từ ra trước và gửi cho ngân hàng mở xem để kiểm tra trước tính hợp lệ – có thể tốn phí hoặc không tốn phí tùy mối quan hệ giữa hai ngân hàng).
– Xác nhận chứng từ: Rủi ro cao hơn. Vì bộ chứng từ chưa được ngân hàng mở đồng ý thanh toán, ngân hàng thông báo đã chủ động chuyển tiền cho người xuất khẩu theo đúng bản chất của nghiệp vụ xác nhận, sau đó ngân hàng thông báo mới dùng bộ chứng từ này đi đòi tiền ngân hàng mở để giảm rủi ro, ngân hàng thông báo thường yêu cầu ngân hàng mở ký quỹ trước 100% tiền hàng.
Ngoài ra việc giao chứng từ và chuyển tiền giữa Ngân hàng Thông báo và ngân hàng Mở được diễn ra như sau:
– Với Ngân hàng Thông báo thì muốn chỉ cần đánh một bức điện đòi tiền (telegraphic transfer – T/T), thì ngân hàng mở sẽ phải chuyển tiền, bộ chứng từ sẽ được gửi sau và rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng mở vì bộ chứng từ có thể bị thất lạc hoặc không hợp lệ.
– Với ngân hàng Mở  L/C thì muốn phải nhận được bức điện đòi tiền (telegraphic transfer – T/T) và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển tiền cho ngân hàng thông báo.
Vì thế mà trên L/C được mở ra, ngân hàng mở thường yêu cầu nội dung: “TTR unacceptable” = “Telegraphic Transfer Reimbursement” – có nghĩa là ngân hàng mở muốn nhận được bức điện đòi tiền và nhận được bộ chứng từ rồi mới chuyển cho ngân hàng thông báo.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chiết khấu bộ chứng từ theo TTR. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo