Chiết khẩu bộ chứng từ thường gặp trong trường hợp thanh toán trả chậm (L/C trả chậm), Người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở nên muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này gọi là Chiết khẩu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Bài viết dưới đây của ACC về Chiết khấu BCT là gì? [Cập nhật 2023] hi vọng đem lại nhiều thông tin chi tiết và cụ thể đến Quý bạn đọc.
Chiết khấu BCT là gì? [Cập nhật 2023]
I. Khái niệm chiết khấu BCT
II. Các hình thức chiết khấu BCT
Một là Chiết khẩu bộ chứng từ có truy đòi: (Negotiation with Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. (đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi).
Hai là Chiết khẩu bộ chứng từ miễn truy đòi: (Negotiation without Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người bán. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.
III. Quy trình thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu theo yêu cầu của L/C
(2) Người xuất khẩu gửi Bộ chứng từ cho Ngân hàng thông báo và yêu cầu Ngân hàng thông báo chiết khấu bộ chứng từ
(3) Ngân hàng thông báo thực hiện chiết khấu Bộ chứng từ, trả tiền cho người xuất khẩu;
(4) Ngân hàng thông báo (lúc này được gọi là Ngân hàng chiết khấu) gửi bộ chứng từ cho Ngân hàng mở L/C và yêu cầu thanh toán;
(5) Ngân hàng mở L/C trả tiền cho Ngân hàng thông báo khi đến hạn.
IV. Bộ hồ sơ chiết khấu
- Với chiết khấu từng lần, lần đầu chiết khấu hoặc mở hạn mức chiết khấu:
1. Hồ sơ pháp lý:
+ Giấy ĐKKD
+ Giấy Đăng ký mã số thuế & mã số xuất nhập khẩu
+ Điều lệ công ty
+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện, văn bản ủy quyền xác định thẩm quyền của người sẽ ký kết các hợp đồng chiết khấu với TCTD (nếu có)
+ CMND của người đại diện (có thể có thêm hộ khẩu)
2. Hồ sơ tài chính:
+ Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất
+ Tờ khai VAT các tháng (thường là 06 tháng hoặc 12 tháng gần nhất)
3. Hồ sơ bộ chứng từ chiết khấu:
+ Đề nghị chiết khấu (thường phải theo mẫu của TCTD nhận chiết khấu)
+ Hợp đồng chiết khấu (theo mẫu của TCTD nhận chiết khấu)
+ Bộ chứng từ xuất khẩu (với D/P và D/A là bộ chứng từ gốc hoàn hảo, với L/C xuất khẩu là bộ chứng từ gốc hoàn hảo hoặc bộ dị đồng được ngân hàng phát hành L/C chấp nhận và các tu chỉnh gốc nếu có).
- Với chiết khấu trong hạn mức chiết khấu:
1. Chỉ cần các hồ sơ của điểm số 3 nêu trên
2. Ngoài ra doanh nghiệp có thể bổ sung thêm:
+ Báo cáo tài chính quý gần nhất
+ Tờ khai VAT các tháng gần nhất (thông thường là 03 tháng gần nhất).
V. Phân Biệt Các Điều Khác Nhau Giữa Chiết Khấu Chứng Từ Và Xác Nhận Chứng Từ
Sau đây sẽ là điểm khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu chứng từ và nghiệp vụ xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C.
- Thứ nhất, thời điểm triển khai trước khi giao hàng
– Nghiệp vụ chiết khấu chứng từ thường phát sinh trong trường hợp ngân hàng mở chậm thanh toán hoặc thanh toán trả chậm mà người xuất khẩu muốn nhận tiền nhanh hơn thỏa thuận đã cam kết, tức là sau khi đã giao hàng,
– Xác nhận chứng từ trong thanh toán L/C được triển khai ngay từ lúc mở L/C, vì người xuất khẩu không tin vào năng lực tài chính của ngân hàng mở tức là trước khi giao hàng
- Thứ hai, xét về mặt rủi ro
– Chiết khấu chứng từ: Rủi ro thấp hơn.Vì ngân hàng thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ đó được ngân hàng mở chứng thực là đã hợp lệ (bước này là ngân hàng thông báo sẽ scan chứng từ ra trước và gửi cho ngân hàng mở xem để kiểm tra trước tính hợp lệ – có thể tốn phí hoặc không tốn phí tùy mối quan hệ giữa hai ngân hàng).
– Xác nhận chứng từ: Rủi ro cao hơn. Vì bộ chứng từ chưa được ngân hàng mở đồng ý thanh toán, ngân hàng thông báo đã chủ động chuyển tiền cho người xuất khẩu theo đúng bản chất của nghiệp vụ xác nhận, sau đó ngân hàng thông báo mới dùng bộ chứng từ này đi đòi tiền ngân hàng mở để giảm rủi ro, ngân hàng thông báo thường yêu cầu ngân hàng mở ký quỹ trước 100% tiền hàng.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Chiết khấu BCT là gì? [Cập nhật 2023]. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Chiết khấu BCT là gì? [Cập nhật 2023], quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận