Một số sự kiện trong nước và quốc tế ngày 7-5
Sự kiện trong nước
7-5-1944: Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị Sửa soạn khởi nghĩa.
7-5-1948: Thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc.
7-5-1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong 9 nǎm.
Từ giữa năm 1953, Bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương bắt đầu thực hiện Kế hoạch Nava, xây dựng khối cơ động chiến lược mạnh nhằm giành quyền chủ động trên chiến trường chính. Địch chủ trương nhanh chóng tăng cường binh lực trên các hướng bị uy hiếp, củng cố vùng chiếm đóng, tổ chức phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm, coi đó là biện pháp tác chiến chiến lược để đối phó với các cuộc tiến công của chủ lực ta.
Trên cơ sở phân tích âm mưu của địch và khả năng của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh, ta buộc chúng phải phân tán lực lượng thì sức mạnh đó không còn.
Trước khi ta tiến công, địch đã xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 49 cứ điểm. Với lực lượng đông, hoả lực mạnh, hệ thống công sự vật cản được xây dựng vững chắc, hoàn chỉnh và tận dụng được thế lợi của địa hình, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là hệ thống phòng ngự mạnh nhất Đông Dương lúc bấy giờ. Bộ chỉ huy Pháp coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài không thể công phá” và tin chắc “sẽ gây cho Việt Minh một thất bại nghiêm trọng”.
Xác định quân Pháp đưa quân chiếm giữ Điện Biên Phủ là có lợi cho ta, ngày 6-12-1953, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp thông qua kế hoạch tác chiến và quyết định: tập trung đại bộ phận chủ lực tinh nhuệ mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, giải phóng toàn bộ Tây Bắc, tạo ra sự chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh và tạo điều kiện cho Lào giải phóng Thượng Lào. Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng uỷ mặt trận là Võ Nguyên Giáp. Sở chỉ huy chiến dịch đặt tại Mường Phăng. Thời gian nổ súng dự định vào 13-3-1954.
Kết quả, sau 56 ngày đêm chiến đấu liên tục, quân và dân ta đã tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã loại khỏi vòng chiến đấu một số lượng lớn sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, giải phóng địa bàn có ý nghĩa chiến lược, giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho đấu tranh ngoại giao của ta đi tới kết thúc chiến tranh. Chiến thắng Điện Biên Phủ trở thành “cột mốc vàng” của lịch sử dân tộc Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
(Bách khoa toàn thư Quân sự Việt Nam)
7-5-1955: Ngày thành lập Quân chủng Hải quân (Cục Phòng thủ Bờ bể thuộc Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh).
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ là một sự kiện quan trọng trong cuộc chiến tranh Đông Dương, diễn ra từ tháng 12 năm 1953 đến tháng 5 năm 1954. Trong chiến dịch này, Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) dưới sự chỉ huy của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã tiến hành tấn công quy mô lớn đối với căn cứ quân sự Pháp tại Điện Biên Phủ.
Câu hỏi 2: Mục tiêu chính của chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Trả lời: Mục tiêu chính của chiến dịch Điện Biên Phủ là tiêu diệt hoặc bao vây lực lượng quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, đánh bại họ và buộc họ phải rút lui khỏi khu vực này. Chiến dịch này đã được xem như một đòn chí mạng đối với sự hiện diện quân sự của Pháp tại Đông Dương.
Câu hỏi 3: Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?
Trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc bằng chiến thắng quyết định của quân đội Việt Minh. Quân đội Pháp đã không thể chống lại sức mạnh của Việt Minh và buộc phải đầu hàng. Sự kiện này đã đánh dấu một phần quan trọng trong quá trình giành độc lập của Việt Nam khỏi sự thống trị của Pháp.
Câu hỏi 4: Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ không chỉ là một chiến thắng quân sự quan trọng mà còn là biểu tượng cho sự quyết tâm, khả năng lãnh đạo và tinh thần đấu tranh của người Việt Nam. Thắng lợi tại Điện Biên Phủ đã đẩy mạnh quá trình đàm phán tại Hội nghị Geneva, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Geneva vào tháng 7 năm 1954, đặt nền móng cho việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương và chia cắt Việt Nam tại đường 17
Nội dung bài viết:
Bình luận