Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì?

Tìm hiểu kỹ về thị trường tài chính - chứng khoán, chúng ta mới hiểu có rất nhiều thuật ngữ, chỉ số mà trước đây chúng ta chưa từng nghe thấy. Nắm được những chỉ số này sẽ giúp bạn có chiến lược đầu tư phù hợp hơn. Chính vì vậy theo dõi bài viết của ACC về Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì? để tìm hiểu thêm thông tin nhé.

Chỉ Số Gos Trong Chứng Khoán Là Gì

Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì?

1. Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì?

GOS (Gross on Sales) có nghĩa là lợi nhuận gộp. 

Lợi nhuận gộp là lợi nhuận mà công ty có được sau khi đã trừ đi các chi phí có liên quan đến việc sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc phần chí phí có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải quản lý vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả do đó lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập và là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng và phát triển.

Lợi nhuận gộp có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì thông qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động và những nguồn vật tư của mình.

Theo định nghĩa chung, lợi nhuận gộp không bao gồm chi phí cố định hoặc chi phí phải được thanh toán bất kể mức sản lượng. Chi phí cố định bao gồm tiền thuê nhà, quảng cáo, bảo hiểm, tiền lương cho nhân viên không liên quan trực tiếp đến sản xuất và vật tư văn phòng.

Đặc trưng của lợi nhuận gộp:

– Lợi nhuận gộp đánh giá hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng lao động và vật tư của họ trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ.

– Số liệu tính toán lợi nhuận gộp chỉ xem xét chi phí biến đổi, nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, chẳng hạn như: Nguyên vật liệu; Lao động trực tiếp; Hoa hồng cho nhân viên bán hàng; Phí thẻ tín dụng khi mua hàng của khách hàng; Thiết bị; Phí vận chuyển...

2. Cách tính GOS

Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:

GOS = Doanh thu - Giá vốn bán hàng

Trong đó:

  • Doanh thu là toàn bộ phần tiền thu được trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, cung cấp dịch vụ của một cá nhân, tổ chức. Dựa vào doanh thu thực tế có thể xây dựng bảng báo cáo doanh thu cho cá nhân, tổ chức đó.
  • Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold- COGS) là chi phí trực tiếp để sản xuất hàng hóa bán ra của một công ty. Số tiền này bao gồm chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sử dụng để tạo ra hàng hóa. Nó không bao gồm các chi phí gián tiếp, chẳng hạn như chi phí phân phối và chi phí lực lượng bán hàng.

Từ đó, ta cũng tính được tỷ suất lợi nhuận gộp:

GPM = GOS/Doanh thu x 100%

Hoặc trong một số trường hợp, doanh thu được thay bằng doanh thu thuần, thì:

GPM = GOS/Doanh thu thuần x 100%

Lưu ý: Tỷ suất lợi nhuận gộp cần được tính toán dựa trên giá chưa bao gồm thuế. Nếu giá vốn đã bao gồm thuế thì cần chuyển về giá vốn chưa có thuế để tính.

  • Cách tính: Giá chưa bao gồm thuế = Giá đã bao gồm thuế : (1 + Thuế suất hiện hành)

3. Ý nghĩa của GOS chứng khoán

Các chuyên gia tài chính sẽ theo dõi các lớp lợi nhuận để đánh giá hiệu quả của 1 công ty, bao gồm: Lợi nhuận gộp (GOS), lợi nhuận hoạt động và thu nhập ròng. Mỗi cấp độ cung cấp thông tin về lợi nhuận của 1 công ty.

Lợi nhuận gộp là mức đầu tiên để giúp các chuyên gia biết công ty đó tạo ra sản phẩm tốt như thế nào hoặc cung cấp các dịch vụ hiệu quả ra sao so với các đối thủ cạnh tranh. Tỷ suất lợi nhuận gộp (GPM) được tính bằng lợi nhuận gộp chia doanh thu, cho số liệu % để các chuyên gia so sánh các mô hình kinh doanh với một số liệu có thể định lượng.

Chỉ số GPM cho biết mỗi đồng doanh nghiệp thu nhận về tạo được bao nhiêu đồng thu nhập. Đây chính là chỉ số hữu ích khi làm phép so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Doanh nghiệp nào có GPM cao chứng tỏ doanh nghiệp đó lãi tốt hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Ngoài chỉ số GOS, NĐT cũng có thể tìm hiểu thêm về chỉ số EPS - Lợi nhuận sau thuế của 1 cổ phiếu, từ đó có thêm những phân tích về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Ví dụ: Công ty sản xuất đường AF kiếm được 500 triệu VNĐ doanh thu từ việc bán đường, đồng thời mất khoảng 200 triệu VNĐ chi phí cho nguyên liệu, sản xuất, đóng gói,...

Như vậy:

GOS = 500 triệu - 200 triệu = 300 triệu VNĐ

GPM = 300/500 x 100% = 0,6 (60%)

Chứng tỏ, cứ bỏ ra 1 triệu VNĐ, công ty AF sẽ thu được 600.000 VNĐ lợi nhuận gộp.

3. Câu hỏi thường gặp

Cần lưu ý gì khi sử dụng GOS?

- Các doanh nghiệp đa số đều có tỷ suất lợi nhuận gộp ổn định qua các thời kỳ. Nên đột nhiên tỷ suất lợi nhuận gộp tăng giảm mạnh cần tìm hiểu nguyên nhân ngay để nhận biết là cơ hội hay rủi ro.

- Ngành có tính chu kỳ thường có tỷ suất lợi nhuận gộp không ổn định giữa các kỳ.
- Tỷ suất lợi nhuận gộp tăng theo thời gian là tín hiệu tốt và ngược lại.
- So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp nên so sánh với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, đặc điểm, tính chất tương đồng sẽ phản ánh chính xác hơn. Chọn những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao trong cùng ngành xem xét.
- Buffet đã từng nói, những doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao hơn so với trung bình trong ngành đó thường có lợi thế cạnh tranh được hiểu như con hào bao quanh lâu đài.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của chúng tôi về Chỉ số GOS trong chứng khoán là gì?. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo