Chế độ kế toán là gì? Quy định pháp luật hiện nay đề cập đến những chế độ kế toán nào và làm thế nào doanh nghiệp có thể lựa chọn chế độ kế toán phù hợp?
Các chế độ kế toán hiện hành doanh nghiệp có thể lựa chọn
1. Chế độ kế toán là gì?
Theo Luật Kế toán 2015, chế độ kế toán là bộ quy định và hướng dẫn về kế toán áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể hoặc một số công việc đặc biệt, do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được ủy quyền ban hành.
Nhiệm vụ chính của kế toán là thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần tuân thủ chế độ kế toán phù hợp với loại hình và quy mô của mình.
2. Các chế độ kế toán hiện hành phụ thuộc vào loại hình và ngành nghề của doanh nghiệp:
2.1 Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ:
- Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp siêu nhỏ, trừ doanh nghiệp nhà nước.
- Văn bản pháp luật: Thông tư 132/2018/TT-BTC.
2.2 Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Văn bản pháp luật: Thông tư 133/2016/TT-BTC.
2.3 Chế độ kế toán doanh nghiệp:
- Đối tượng áp dụng: Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và thành phần kinh tế, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Văn bản pháp luật: Thông tư 200/2014/TT-BTC.
2.4 Chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp:
- Đối tượng áp dụng: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ các đơn vị có tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Văn bản pháp luật: Thông tư 107/2017/TT-BTC.
2.5 Chế độ kế toán áp dụng với bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam:
- Đối tượng áp dụng: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm Trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc.
- Văn bản pháp luật: Thông tư 177/2015/TT-BTC.
Doanh nghiệp cần xem xét và chọn chế độ kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình để đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
Nội dung bài viết:
Bình luận