Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác. Để hiểu rõ hơn về chất là gì, bạn đọc hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chất là gì?
Theo triết học, chất là được đem lại cho con người cảm giác, được cảm giác của bản thân ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. Nó còn là sự thống nhất giữa các thuộc tính, các yếu tố hình thành sự vật, hiện tượng, làm cho sự vật là nó mà không phải là cái khác.
Theo Điều 4 Luật Hóa chất 2007, Chất là đơn chất, hợp chất kể cả tạp chất sinh ra trong quá trình chế biến, những phụ gia cần thiết để bảo đảm đặc tính lý, hóa ổn định, không bao gồm các dung môi mà khi tách ra thì tính chất của chất đó không thay đổi.
Chất là gì?
2. Đơn chất là gì?
Đơn chất là chất do một nguyên tố hóa học cấu tạo nên, đơn chất gồm có đơn chất kim loại, đơn chất phi kim, đơn chất kim loại có tính dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim còn đơn chất phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và không có ánh kim.
Đặc điểm cấu tạo của đơn chất: Đơn chất kim loại nguyên tử sắp xếp khít nhau theo một trật tự xác định; đơn chất phi kim các nguyên tử liên kết với nhau theo một trật tự nhất định và thường là hai.
3. Hợp chất là gì?
Hợp chất là những chất được tạo bởi từ hai nguyên tố hóa học trở lên, hợp chất gồm có hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ.
Hợp chất vô cơ là hợp chất mà trong đó không có sự xuất hiện có mặt của nguyên tử Cacbon.
Hợp chất vô cơ bao gồm khí CO, khí CO2, H2CO3 và các muối cacbonat, hydrocacbonat và những hợp chất không có mặt nguyên tử C. Chúng thường được xem là kết quả của sự tổng hợp từ các quá trình địa chất, trong khi hợp chất hữu cơ thường liên quan đến các quá trình sinh học. Các nhà hóa học hữu cơ truyền thống thường xem bất kỳ phân tử nào có chứa C là hợp chất hữu cơ, và như vậy, hóa học vô cơ được mặc định là nghiên cứu về các phân tử không có C.
Phân loại: Hợp chất vô cơ được chia làm bốn loại: oxit, axit, bazơ, muối.
Oxide là hợp chất gồm 1 nguyên tố kết hợp với 1 hay nhiều nguyên tử O. Oxide được chia làm bốn loại:
- Oxide acid: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố phi kim với O và có 1 acid tương ứng.
VD: SO2, CO2,...
- Oxide base: Là những oxide cấu tạo từ 1 nguyên tố kim loại với O và có 1 bazơ tương ứng.
VD: CaO, Fe3O4,...
- Oxit lưỡng tính: Là những oxide vừa có 1 acid tương ứng vừa có 1 bazơ tương ứng.
VD: Al2O3, ZnO,...
- Oxit trung tính: Là những oxit không có acid hay base nào tương ứng (còn gọi là oxit không tạo muối).
VD: CO, NO,...
Acid là các hợp chất hóa học cấu tạo từ các phi kim hoặc oxide acid và có thể hòa tan trong nước (trừ H2SiO3), phân ra:
- Các loại acid dựa theo việc có (nhiều hay ít) oxy hay không:
- Acid không có oxy: HCl, HBr, HI, H2S, ...
- Acid có nhiều nguyên tử oxi: H2SO4, H3PO4, HClO4, ...
- Acid có ít nguyên tử oxy: H2SO3, HClO, HClO2, ...
- Acid dựa theo độ mạnh, yếu:
- Acid mạnh: HCl, H2SO4, HNO3, HClO4, HSbF6, ...
- Acid yếu: HClO, H2SO3, H2CO3, ...
Base là các hợp chất hóa học được cấu tạo từ các kim loại (đôi khi nó được tạo thành từ các oxide base), phân ra:
- Base tan trong nước: LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2, N(CH3)4OH, NH3(aq) (NH4OH), ...
- Base không tan trong nước: Fe(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Mg(OH)2, Be(OH)2, C6H5NH2, ...
Hợp chất hữu cơ: Là 1 lớp lớn của các hợp chất hóa học mà các phân tử của chúng có chứa chứa nguyên tử Cacbon (C), ngoại trừ các carbide, cacbonat, cacbon oxit (monoxide và dioxide), xyanua. Sự nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ gọi là hóa hữu cơ. Rất nhiều hợp chất trong số các hợp chất hữu cơ, chẳng hạn như protein, chất béo, và carbohydrate (đường), là những chất có tầm quan trọng trong hóa sinh học.
Nó có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do phản ứng nhân tạo tạo ra. Hợp chất có đặc điểm cấu tạo như sau, trong một hợp chất nguyên tố liên kết chặt chẽ với nhau theo một tỷ lệ và theo một thứ tự nào đó nhất định.
VD: rượu, acid acetic,...
4. Câu hỏi thường gặp
Các loại chất cấm trong thực phẩm là gì?
Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BYT (có hiệu lực từ ngày 01/09/2021) quy định chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, bao gồm các chất có trong các danh mục sau:
Các loại chất | Ví dụ | Cơ sở pháp lý |
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc cấm nhập khẩu, cấm sản xuất | Acetic anhydride, Acetone... | Phụ lục V Nghị định số 54/2017/NĐ-CP |
Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội | Alphacetylmethadol, Acetorphine... | Danh mục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền | Acetylmethadol, Benzenthidine... | Danh mục II Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế, thú y theo quy định của cơ quan có thẩm quyền | Allobarbital, Buprenorphine...
|
Danh mục III Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Các tiền chất thiết yếu, tham gia vào cấu trúc chất ma túy | Acetic anhydride, Lysergic acid... | Danh mục IVA Nghị định số 73/2018/NĐ-CP |
Dược chất gây nghiện | Cây bã thuốc, Dừa cạn, Đại kích... | Phụ lục I Nghị định số 73/2018/NĐ-CP và Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc | Abirateron, Acid valproic... | Thông tư số 06/2017/TT-BYT |
Danh mục dược liệu có độc tính nguồn gốc thực vật và động vật | Cà độc dược, Cam thảo dây, Bọ hung, Ngô công... | Phụ lục I và II Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Dược liệu có độc tính nguồn gốc khoáng vật (trừ các dược liệu có dấu (*) đã được chế biến theo đúng phương pháp chế biến) | Bàng sa, Duyên đơn, Duyên phấn... | Phụ lục III Thông tư số 42/2017/TT-BYT |
Các chất khác | Colchicine... | Thông tư 10/2021/TT-BYT |
Khi ban hành danh mục các chất cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng dựa trên các nguyên tắc nào?
Kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm bị xử lý thế nào?
Xử phạt vi phạm hành chính
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng chất cấm trong việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm được quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Theo đó, việc xử phạt sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm tương ứng được quy định tại các điều khoản. Mức phạt tiền có thể lên tới 500 - 700 triệu đồng (khoản 5 Điều 6 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, một số hành vi sẽ có các hình phạt bổ sung như:
- Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo mức độ vi phạm;
- Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định tuỳ theo mức độ vi phạm.
Xử phạt hình sự
Nếu hành vi sử dụng chất cấm có các dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 317 Bộ Luật Hình sự 2015 thì cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ bị khởi tố hình sự.
Xem thêm: Chất thải là gì
Trên đây là một số thông tin chi tiết về chất là gì. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
✅ Kiến thức: | ⭕ Chất là gì |
✅ Dịch vụ: | ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm |
✅ Zalo: | ⭕ 0846967979 |
✅ Hỗ trợ: | ⭐ Toàn quốc |
✅ Hotline: | ⭕ 1900.3330 |
Nội dung bài viết:
Bình luận