Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (cập nhật năm 2024)

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015). Thông thường trong hợp đồng sẽ đề cập rõ thời hạn của hợp đồng là bao lâu và các bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng theo đúng thoả thuận này. Vậy trong trường hợp một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì như thế nào? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (cập nhật năm 2023).

Hop Dong Lao Dong

Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (cập nhật năm 2023)

1. Chấm dứt hợp đồng?

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thoả thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.

2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đúng luật là gì?

Tại Điều 422 Bộ luật dân sự 2015 có liệt kê ra những trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Cụ thể là:

  • Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện. Đây là trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của cá nhân đã chết, pháp nhân đã chấm dứt hoạt động. Những nghĩa vụ này không thể chuyển giao cho chủ thể khác nên bắt buộc phải chấm dứt hợp đồng.
  • Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn.
  • Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản và các bên không thể thỏa thuận được về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

3. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng như thế nào?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Vậy thủ tục để chấm dứt hợp đồng trong trường hợp đó được quy định tại Điều 428 BLDS 2015 như sau:

  • Thứ nhất, phải xác định bên kia có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng không hoặc các bên có thỏa thuận khác không.
  • Thứ hai, bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải làm thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

4. Bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn như thế nào?

Bộ luật dân sự có quy định cụ thể về một trường hợp cụ thể về bồi thường chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Đó là bồi thường do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Cụ thể như sau:

  • Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại nếu không có thỏa thuận khác. Bên vi phạm sẽ phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho bên kia. Khi bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ theo Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Về nguyên tắc bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại khi có thiệt hại do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng thiệt hại đó có một phần là do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình (lỗi ở đây bao gồm cả lỗi vô ý lẫn cố ý). Thiệt hại phải bồi thường khi chấm dứt hợp  đồng trái pháp luật gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

5. Một số loại hợp đồng thông dụng

1. Hợp đồng mua bán tài sản

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

(Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)

2. Hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. (Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)

3. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. (Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)

4. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)

5. Hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)

Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)

6. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. (Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)

7. Hợp đồng về quyền sử dụng đất

Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất. (Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)

8. Hợp đồng hợp tác

Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. (Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)

9. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. (Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)

>>Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động lao động trước thời hạn theo quy định hiện hành

>>Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (cập nhật năm 2023). Qua viết này, các thắc mắc về chấm dứt hợp đồng lao động cũng như các vấn đề khác liên quan đã được giải đáp. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo