Cha mẹ khác quốc tịch thì con có đương nhiên 2 quốc tịch không?

Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cũng kéo theo nhiều vấn đề pháp lý về quốc tịch được phát sinh. Bài viết dưới đây sẽ giải thích liệu Cha mẹ khác quốc tịch thì con có đương nhiên 2 quốc tịch không? mời quý khách hàng tham khảo.

1. Hai quốc tịch là gì?

Hai quốc tịch (song tịch) là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho cả bản thân đương sự và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia mà đương sự có quốc tịch.

Sở dĩ trong thực tế có hiện tượng có hai hay nhiều quốc tịch là do một số nguyên nhân như: do có sự xung đột pháp luật về quốc tịch của các quốc gia khác nhau, do người đã nhập quốc tịch mới mà chưa mất quốc tịch cũ, trẻ em sinh ra mà cha mẹ có quốc tịch khác nhau....

Trong quan hệ quốc tế, việc kí kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương là một trong những biện pháp tương đối hiệu quả để hạn chế tình trạng hai quốc tịch. Khi kí kết, các bên có thể thoả thuận đưa nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu vào nội dung của điều ước. Theo nguyên tắc này, người có hai quốc tịch của hai nước kí kết sẽ chỉ được coi là công dân (tức là có quốc tịch) của nước mà họ thực chất gắn bó nhất nếu trong một thời gian nhất định họ không lựa chọn cho mình quốc tịch của một trong hai nước.

Cha mẹ khác quốc tịch thì con sinh ra đương nhiên có 2 quốc tịch

Cha mẹ khác quốc tịch thì con sinh ra đương nhiên có 2 quốc tịch

2. Cha mẹ khác quốc tịch thì con có đương nhiên 2 quốc tịch không?

Đối với trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài (kể cả trong trường hợp sinh ra ở trong nước hoặc sinh ra ở nước ngoài)

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014:

“Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam”.

Căn cứ quy định này thì trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì không đương nhiên có quốc tịch Việt Nam, trẻ chỉ có quốc tịch Việt Nam nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh cha mẹ trẻ có sự thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con. Trường hợp trẻ đã có quốc tịch nước ngoài thì không có quyền lựa chọn quốc tịch Việt Nam nữa.

Bên cạnh đó, Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định:

"Điều 4. Nguyên tắc quốc tịch

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác."

Do đó, nếu khi đăng ký khai sinh thì gia đình chỉ được phép đăng ký một quốc tịch Việt Nam con. Việc cha mẹ muốn đăng ký thêm quốc tịch nước khác cho bé phải tùy thuộc vào quy định pháp luật của nước mà bạn muốn đăng ký.

3. Những nguyên tắc chung về việc áp dụng quốc tịch theo luật Quốc tịch Việt Nam

Trường hợp hưởng quốc tịch theo sự sinh đẻ: có 2 nguyên tắc:
-   Nguyên tắc quyền huyết thống: Cha mẹ có quốc tịch  nước nào thì con sinh ra sẽ mang quốc tịch nước đó, bất kể đứa bé được sinh ra trong hay ngoài lãnh thổ của quốc gia đó.
Áp dụng ở các nước châu Âu như Áo, TBN, Hà Lan, Italia, Na Uy, và châu Á là Lào, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nguyên tắc này lại có hai dạng: huyết thống tuyệt đối và huyết thống tương đối.
+ Nguyên tắc huyết thống tuyệt đối: Là nguyên tắc theo đó được áp dụng cho trường hợp cha và mẹ có cùng quốc tịch. Theo nguyên tắc này thì đứa trẻ sinh ra sẽ có quốc tịch theo cha mẹ, bất kể được sinh ra ở đâu. Cụ thể, tại điều 15 Luật Quốc tịch năm 2008 của Việt Nam quy định: “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.”
+Nguyên tắc huyết thống tương đối: là nguyên tắc được áp dụng trong trường hợp chỉ cần cha hoặc mẹ mang quốc tịch của một nước thì đứa trẻ sẽ được mang quốc tịch của nước mà người cha hoặc người mẹ đó đang mang. Trong trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ có quốc tịch, còn người kia không rõ hay không có quốc tịch thì đứa trẻ vẫn được mang quốc tịch của cha hoặc mẹ. Nguyên tắc này được quy định tại điều 16 Luật Quốc tịch năm 2008.
-   Nguyên tắc quyền nơi sinh: Trẻ được sinh ra ở lãnh thổ quốc gia nào sẽ mang quốc tịch quốc gia đó mà không phụ thuộc vào quốc tịch của cha mẹ.
Theo đó, tinh thần của Khoản 1 Điều 17 là cả cha và mẹ đều là người không quốc tịch, chỉ cần một trong hai người thường trú tại Việt Nam thì trẻ sẽ mang quốc tịch Việt Nam. Trường hợp cha mẹ là công dân nước ngoài, thường trú tại Việt Nam; sinh con tại Việt Nam hay cha hoặc mẹ là công dân nước ngoài, người còn lại không quốc tịch, thường trú ở Việt Nam thì đứa trẻ sinh ra có mang quốc tịch Việt Nam hay không. Điều này luật không quy định.
Cùng với đó, tại điều 18 Luật Quốc tịch năm 2008 còn quy định:
“1.Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam…”
Điều này là để đảm bảo với tinh thần của Luật Quốc tịch Việt Nam. Đó là “mọi thành viên dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam” (Khoản 2 Điều 2 Luật quốc tịch).
-  Nghiên cứu nguyên tắc hưởng quốc tịch theo quyền truyền thống và nguyên tắc hưởng quốc tịch theo quyền nơi sinh, dẫ đến hệ quả có trẻ sinh ra có cả hai quốc tịch, có trẻ em sinh ra lại không có quốc tịch. Do đó, nhiều nước đã kết hợp cả hai nguyên tắc: nguyên tắc quyền huyết thống và nguyên tắc lãnh thổ để xác định quốc tịch cho trẻ em; như Việt Nam (Điều 15 LQTịch), Mỹ, Ấn Độ, Ba Lan…. Phương thức xác lập quốc tịch này còn gọi là xác lập quốc tịch theo “Nguyên tắc hỗn hợp”. Đảm bảo mọi đứa trẻ sinh ra đều có quốc tịch và hạn chế được tình trạng người nhiều quốc tịch.
 Nguyên tắc quốc tịch hỗn hợp: Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đã kết hợp cả 2 nguyên tắc Quyền huyết thống và Quyền nơi sinh quy định ở điều 15, 16, 17, 18.
Trên đây là bài viết Cha mẹ khác quốc tịch thì con có đương nhiên 2 quốc tịch không? Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo