CEO là người giữ vai trò “ngọn hải đăng” để đề ra chiến lược kinh doanh và quyết định đến sự thành công của bất cứ công ty, doanh nghiệp nào. Vậy CEO chịu trách nhiệm những công việc gì? Cần những yếu tố gì để trở thành một CEO giỏi. Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
1. CEO là gì?
CEO là viết tắt của từ Chief Executive Officer, nghĩa là giám đốc điều hành-người giữ trách nhiệm thực thi những chính sách của hội đồng quản trị. Đây là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức. CEO có trách nhiệm cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức và có quyền quyết định để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty.
CEO chịu trách nhiệm trong việc tạo lập kế hoạch, thực hiện và định hướng chiến lược của một tổ chức nhằm đáp ứng những mục tiêu tài chính. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần cũng như bộ phận của doanh nghiệp.
CEO phải đảm bảo sự lãnh đạo của tổ chức duy trì liên tục về cả cảnh quan cạnh tranh bên ngoài lẫn bên trong, cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, mục tiêu và giá trị của công ty.
Tùy thuộc vào quy mô của từng tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Nếu CEO là người đồng sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu thì Hội đồng quản trị phần lớn đóng vai trò tư vấn cho CEO.
2. Vai trò của CEO đối với một doanh nghiệp?
CEO đóng vai trò to lớn đối với các doanh nghiệp. Họ đứng đầu, thiết lập cũng như triển khai các chiến lược dài hạn để hoàn thành mục tiêu gia tăng giá trị cổ tức, làm hài lòng các cổ đông. Ở các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn, đôi khi họ đảm nhiệm cả vấn đề tuyển dụng nhân lực. Còn với các doanh nghiệp lớn thì CEO sẽ chỉ đưa ra các quyết định quan trọng, tầm cao và chiến lược mang tính chất quyết định. Cụ thể vai trò của CEO đối với một doanh nghiệp như sau:
2.1. Xác định tầm nhìn chiến lược cho doanh nghiệp
Có tầm nhìn đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp xác định nền móng cho sự phát triển lâu dài. Một tầm nhìn rõ ràng giúp những mục tiêu cốt lõi được thực hiện thuận lợi và đảm bảo. Nhờ vậy, toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp cũng sẽ được điều hướng tốt hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, tầm nhìn cũng có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng văn hóa làm việc. Một tầm nhìn chuẩn sẽ tạo ra nhiều năng lượng, truyền cảm hứng và mang đến môi trường làm việc tích cực, chuyên nghiệp.
2.2. Đứng đầu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
CEO sẽ đứng đầu toàn bộ hoạt động thường nhật, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng đảm nhiệm việc quản lý nguồn nhân lực và tài chính cho doanh nghiệp. Giám đốc điều hành sẽ tiếp nhận các báo cáo từ các bộ phận cấp dưới để xem xét, đưa ra phương án giải quyết và định hướng cho doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra, CEO còn đóng vai trò cố vấn cho lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Với một số tập đoàn lớn thì trên CEO còn có chủ tịch hội đồng quản trị hay các cổ đông khác. Do đó, CEO có vai trò là người cố vấn, đưa ra những phương án phù hợp nhất với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vì họ nắm rõ các vấn đề trong kinh doanh nên những ý kiến, phương án họ sẽ sát thực nhất và có khả năng giải quyết được vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải.
2.3. Xây dựng bộ máy nhân sự vận hành doanh nghiệp
Bên cạnh những nhiệm vụ trực tiếp liên quan đến kinh doanh thì CEO cũng có thể tham gia tuyển dụng những vị trí nhân sự chủ chốt cho doanh nghiệp. Vì CEO sẽ làm việc với những vị trí này nên họ cần tham gia tuyển chọn, tìm kiếm người phù hợp và đáp ứng đủ các yêu cầu mà họ đưa ra.
2.4. Đại diện cho doanh nghiệp
Là người đứng đầu, có tiếng nói, kỹ năng và kiến thức chuyên môn cao, CEO cần đại diện cho doanh nghiệp tham gia vào các sự kiện, gặp gỡ đối tác cũng như các khách hàng lớn. Hình ảnh của CEO rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp, do đó việc quảng bá và xây dựng thương hiệu cho CEO là điều vô cùng cần thiết.
3. Công việc của một CEO
- Vạch ra chiến lược trong dài hạn nhằm thực hiện tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch cũng như những hướng đi cụ thể cho công ty
- Chỉ đạo, điều hành công tác xây dựng và thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty cũng như đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
- Đưa những đề xuất, ý tưởng nhằm hoàn thiện công ty
- Xây dựng, phát triển và quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty
- Xây dựng văn hóa công ty lành mạnh, chuyên nghiệp và sáng tạo
- Thẩm định và xét duyệt các dự án đầu tư của công ty
- Đại diện cho công ty trong việc đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
- Phê duyệt những vấn đề liên quan đến tài chính, kiểm soát, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí
- Tổ chức, điều hành và tiến hành đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm trên các kênh thị trường
- Xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng và phê duyệt chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, quy chế về tiền lương, thưởng, trợ cấp. Duyệt kết quả đánh giá nhân viên cũng như xác định kết quả khen thưởng
- Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả
4. Những phẩm chất cần có ở một CEO thực thụ
CEO là vị trí cần những người giỏi, có chuyên môn và kỹ năng tốt vì khối lượng công việc của CEO là rất lớn. Dưới đây là những tố chất cơ bản để trở thành CEO.
4.1. Có kiến thức đa lĩnh vực
CEO là người có kiến thức tốt, tổng quan về doanh nghiệp, về các vị trí ngành nghề, và kiến thức xã hội, nhanh nhạy với xu thế phát triển của nền kinh tế. Giám đốc điều hành cần tích lũy khối lượng lớn kiến thức, họ không cần phải hiểu biết quá chuyên sâu nhưng cần nắm được những yếu tố cơ bản của từng phòng ban, nhân viên. Hiểu biết về kinh tế – xã hội giúp CEO có tầm nhìn chiến lược để đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
4.2. Có nền tảng vững vàng về khoa học quản trị
CEO đóng vai trò điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh và hiệu quả làm việc của công ty. Để đạt được điều này, CEO cần nắm các kiến thức về quản lý, xây dựng tổ chức, đặt ra các mục tiêu và yêu cầu phát triển của từng phòng ban để đảm bảo sự phát triển chung của công ty.
4.3. Kỹ năng mềm tốt
CEO là người trực tiếp tham gia giao kết, hợp tác và đàm phán với đối tác, khách hàng nên đòi hỏi có kỹ năng mềm tốt. Kỹ năng giao tiếp linh hoạt, đàm phán thuyết phục, thuyết trình, giải quyết vấn đề hiệu quả, kỹ năng lãnh đạo và quyết đoán khi đưa ra quyết định.
4.4. Có kinh nghiệm làm việc
Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ muốn khởi nghiệp sớm, trở thành các CEO khi tuổi đời còn rất trẻ. Tuy nhiên, một giám đốc điều hành cần có kinh nghiệm làm việc dày dặn, trải nghiệm và thử thách ở nhiều môi trường, lĩnh vực khác nhau. Kinh nghiệm làm việc và cách xử lý các vấn đề với tầm nhìn rộng giúp CEO đủ năng lực tổ chức, điều hành và quản lý một công ty.
4.5. Có sức khỏe tốt và chịu được cường độ công việc cao
CEO phải làm nhiều công việc, chịu trách nhiệm với sự thành công hoặc thất bại của mỗi dự án. Luôn luôn làm việc với khối lượng lớn và áp lực cao, giám đốc điều hành cần có sức khỏe tốt và tinh thần thép để vượt qua những khó khăn, thử thách để đưa công ty ngày một phát triển.
5. Tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO
Thương hiệu cá nhân được hiểu là những hình ảnh, cảm xúc gợi lên khi người ta nghe hoặc nhìn thấy tên của thương hiệu ấy. Một CEO có hình ảnh tốt sẽ tạo sẽ nên thiện tình hoặc gợi lên một liên tưởng nào đó về doanh nghiệp. Cảm tình có thể giúp công việc kinh doanh tốt hơn còn ác cảm đương nhiên sẽ làm giảm doanh số hoặc về mặt nhân sự thì khó thu hút nhiều nhân tài.
CEO phải nhận được sự cam kết, tin tưởng giữa nhân viên và các đối tác để có thể điều hành tốt một doanh nghiệp. Để làm được điều này, mỗi CEO cần có một thương hiệu cá nhân để nhanh chóng khiến các đối tác tin tưởng, coi trọng, cũng như có tiếng nói trong công ty. Họ bắt đầu bằng cách hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và động cơ của các bên liên quan. Sau đó thu hút mọi người bằng cách thúc đẩy hoạt động và sắp xếp chúng quanh các mục tiêu tạo lập giá trị.
6. 5 bí quyết vàng xây dựng thương hiệu cá nhân của CEO
6.1. Xây dựng phong cách riêng
Những CEO giỏi có khả năng dùng phẩm chất cá nhân để thu hút sự chú ý của công chúng cho doanh nghiệp của họ. Ví dụ như Steve Jobs của Apple được biết đến như một CEO cứng rắn với nhân viên, có những bài thuyết trình năng lượng và là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Đó là những phẩm chất cho biết Jobs là ai, và Jobs cũng không hề cố tỏ ra mình là người có những phẩm chất đó. Thương hiệu cá nhân của CEO sẽ giúp tạo ra sức hút với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm hơn tới những sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Thương hiệu cá nhân của CEo thể hiện qua: phát ngôn, hành động, cử chỉ và thái độ. Bên cạnh đó, CEO cũng không nên bỏ qua yếu tố hình thức bên ngoài như trang phục. Một bộ quần áo không chỉn chu trong các sự kiện trang trọng cũng có tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.
6.2. Kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên vững mạnh
Nếu CEO cho phép nhân viên chia sẻ cởi mở thông điệp của mình với công chúng, CEO có thể mất dần quyền kiểm soát, nhưng cái đạt được lại là một lực lượng đại sứ thương hiệu hùng hậu.
Tony Hsieh-CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos, là một ví dụ điển hình trong việc khuyến khích nhân viên có tài khoản Twitter để kết nối với khách hàng. Hsieh muốn khách hàng trải nghiệm thương hiệu Zappos thông qua những con người làm việc cho Zappos. Mỗi nhân viên đều có đóng góp trong thành công của CEO, bởi thế tốt hơn hết là CEO nên tạo ra quyền năng cho nhân viên, thay vì kìm hãm họ.
Trong thời gian đảm nhiệm CEO của Google, Eric Schmidt đã phát triển nhiều nhân tài trong “đế chế” tìm kiếm này, bao gồm Marissa Mayer, người hiện đang đứng đầu các dịch vụ định vị. Giờ đây Schmidt đã có thể “rảnh tay” tập trung vào nhiệm vụ thúc đẩy công ty tiến lên phía trước, vì những cấp dưới tài năng thừa sức giúp ông có một hình ảnh tốt trong mắt công chúng.
6.3. Tận dụng tối đa chức danh CEO
Giới truyền thông muốn trò chuyện trực tiếp với CEO của công ty hơn bất kỳ ai khác trong công ty đó. Bởi vậy, CEO được khuyến nghị là nên sử dụng chức danh của mình để quảng bá doanh nghiệp nhiều nhất có thể.
Một ví dụ về CEO biết tận dụng chức danh và thương hiệu uy tín của mình là CEO Howard Schultz của hãng cà phê Starbucks. Schultz đã viết nhiều cuốn sách và bài báo về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, chính trị, và công việc làm ăn của ông. Cách làm này khiến công chúng quan tâm và hứng thú tới những gì ông nói.
6.4. Trở thành một người đi đầu trong các ý tưởng
Càng giới thiệu rộng rãi các ý tưởng của mình, một CEO càng chuẩn bị sẵn sàng để thu được lợi ích từ các ý tưởng đó. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo-Tổng giám đốc Hãng hàng không VietJet là người như vậy. Bà đã đưa ý tưởng về hãng hàng không giá rẻ vào thị trường Việt Nam vào thời điểm nước ta chưa có một hãng hàng không giá rẻ nào.
Trước khi quyết định đầu tư vào ngành hàng không, bà Thảo cùng các cộng sự đã nhìn thấy tiềm năng vận tải hàng không tại Việt Nam. Mô hình hàng không bà đã kiến tạo và đang theo đuổi là mô hình lai giữa giá rẻ và truyền thống gọi là “hàng không thế hệ mới”. Cụ thể, Vietjet Air được quản trị theo mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác tối ưu, gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật, chi phí về nhân lực và ứng dụng công nghệ để giảm chi phí con người. Chính điều đó đã mang lại thành công rực rỡ cho hãng hàng không Vietjet.
6.5. Sử dụng mạng xã hội một cách văn hóa và thông minh
Mạng xã hội đã và đang thay đổi căn bản cách xã hội tiếp nhận và xử lý thông tin. Người ta sử dụng mạng nhiều hơn, vào mạng bằng thiết bị di động, thông tin lan truyền với tốc độ nhanh chóng và hơn hết người dùng dành rất nhiều thời gian trên mạng xã hội. Các CEO nên tận dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân. Cụ thể, CEO cần tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, YouTube và Twitter… phù hợp với phong cách của mình.
Các thông tin trong hồ sơ cá nhân, thông điệp và “tiếng nói” của CEO phải nhất quán với nhau giữa các tài khoản khác nhau trên các mạng xã hội. Sự nhất quán không chỉ giúp nhà lãnh đạo thể hiện tính chuyên nghiệp của mình mà còn giúp tăng khả năng xuất hiện và thứ tự xếp hạng trong top Google.
7. Các câu hỏi thường gặp
CEO có lương bao nhiêu?
Tùy vào ngành nghề cụ thể, lương của CEO dao động từ 25 triệu (mức thấp nhất) đến 135 triệu hoặc hàng trăm triệu (mức cao nhất). Khối lượng công việc “khủng” và những sức ép mà vị trí này phải đối mặt gấp là 5-7 lần một nhân viên bình thường, bởi vậy so với một một “nhân viên 8 tiếng” , lương họ xứng đáng nhận được gấp 20-30 lần.
CEO là gì, viết tắt của từ tiếng Anh nào?
CEO (viết tắt tiếng Anh của từ Chief Executive Officer) là một khái niệm được dùng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính Marketing, kinh doanh và CEO mang nghĩa là Giám Đốc Điều Hành (GDDH), ở Pháp CEO còn được gọi là PDG.
CEO học ngành gì?
Đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và cũng có nhiều ý kiến cho rằng “Muốn trở thành CEO nên theo học ngành quản trị kinh doanh”. Thực tế có phải như vậy không?
Câu trả lời là “không”. Ngành quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành một CEO. Trên thực tế điều các nhà tuyển dụng quan tâm nhất là kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng của ứng viên thay vì quá coi trọng vào bằng cấp hay ngành học của ứng viên.
Nội dung bài viết:
Bình luận