Có rất nhiều cây cổ thụ ở các tỉnh thành đã được chứng nhận là Cây di sản Việt Nam. Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã đưa ra các tiêu chí cho cây di sản Việt Nam. Bài viết sau đây, ACC xin cung cấp đến quý bạn đọc các thông tin liên quan đến cây di sản. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi.
Cây di sản là gì?
1. Cây di sản là gì?
Singapore là một quốc gia có diện tích nhỏ hẹp và đô thị hóa mạnh, là nơi đi tiên phong trên thế giới trong phong trào bảo vệ cây di sản. Theo quy định của nước này. Cây di sản là những cây trưởng thành, đơn lẻ được lựa chọn và bảo vệ bởi quy định pháp luật do nước này xây dựng có tên là “ Kế hoạch Cây di sản” (Heritage Trees Scheme), có hiệu lực từ ngày 17 tháng 8 năm 2001.Cây di sản không chỉ là cây mọc trong các khu bảo tồn thiên nhiên hay vườn quốc gia mà bất cứ mọc ở đâu: đô thị hay nông thôn, ven đường hay trong vườn, sở hữu công hay của tư nhân. Cây được tuyển chọn vào Danh mục Cây di sản Singapore phải được xét duyệt bởi một Hội đồng gồm 9 chuyên gia, đứng đầu là ông Giám đốc điều hành Ủy ban Vườn Quốc gia, hiện nay là Tiến sỹ Leong Chee Chiew. Cây được xét duyệt cần đáp ứng đủ các tiêu chí về hình dạng bên ngoài, chiều cao, đường kính thân cây, các giá trị của cây về giáo dục, lịch sử và xã hội. Không có tiêu chuẩn nào yêu cầu rằng cây phải là loài thực vật quý hiếm hay thực vật đặc trưng cho một hệ sinh thái nào đó. Đa phần chúng đều là các cây cổ thụ, sống lâu. Sau khi được xếp vào Danh mục Cây di sản, những cây này sẽ không thể bị chặt bỏ và được bảo vệ bởi một quỹ đặc biệt có tên là “Quỹ Cây di sản” (1) .
Ngoài Singapore, rất nhiều nước khác như Trung Quốc, Thailand, Mianma, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ,…đã tiến hành bảo vệ Cây Di sản như một loại Danh mộc Cổ thụ của đất nước. Ngọài giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội và sinh thái, Cây di sản cũng rất được du khách quan tâm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch địa phương..
2. Tiêu chí cây di sản Việt Nam
Tiêu chí cây di sản Việt Nam gồm:
A. Cây tự nhiên
1) Cây sống trên 200 năm
2) Cao to hùng vĩ:
a. Cao trên 40m, chu vi trên 6m đối với cây gỗ đơn thân.
b. Cao trên 25m, chu vi trên 15m đối với các cây đa, si thuộc chi Ficus.
3) Có hình dáng đặc sắc.
4) Đặc biệt ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hoá, lịch sử.
B. Cây trồng
1) Cây sống trên 100 năm
2) Cao to hùng vĩ:
a. Cao trên 30m, chu vi trên 3,5m đối với cây gỗ đơn thân;
b. Cao trên 20m, chu vi trên 10 m, đối với cây đa, si thuộc chi Ficus.
3) Có hình dáng đặc sắc.
4) Đặc biệt ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử.
C. Các cây khác:
1) Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu, nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc lịch sử, hoặc văn hoá, hoặc mỹ quan.
2) Cây cảnh độc đáo.
3) Các cây gần đạt các tiêu chí nhóm A, B nêu trên nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học, hoặc văn hoá, hoặc lịch sử, hoặc mỹ quan.
Ghi chú: Chu vi cây đơn thân đo cách mặt đất 1,3m; chu vi cây có bạnh vè đo trên bạnh vè 20cm; chu vi các loài đa, si đo cả chu vi các rễ phụ.
Điều kiện lựa chọn
1. Cây Di sản phải đáp ứng được các Tiêu chí Cây Di sản đã được công bố
2. Chủ sở hữu Cây Di sản phải được xác định rõ ràng và làm thủ tục đăng ký.
3. Số lượng các Cây Di sản phải tương xứng với khả năng bảo tồn thực tế của Hội và cộng đồng.
4. Hướng tới việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Cây Di sản.
3. Một số Cây di sản nổi tiếng trên thế giới
Cây thông liễu (Jomon Sugi) ở Nhật bản (4) .
4. Vấn đề bảo vệ cây di sản ở Việt Nam
Một số “danh mộc cổ thụ” như cây đa Tân Trào, cây Dã hương ngàn tuổi ở Lạng Giang – Bắc Giang, cây nhãn tổ ở Phố Hiến - Hưng yên, cây dầu đôi ở Nha Trang,… đã được nhà nước hay cộng đồng bảo vệ. Tuy nhiên chúng chỉ là một số ít cổ thụ may mắn. Có không ít cổ thụ danh mộc ở nhiều vùng đất nước – chứng nhân cho lịch sử sinh thái của Đất Nước Việt Nam cũng rất đáng được bảo vệ nhưng đã không được may mắn như vậy. Ví dụ cây thị ngàn tuối ở phường Ngọc Xuyên Đồ Sơn, nhiều cây me cổ thụ trên trăm tuổi ở Phan Rang- Tháp Chàm,…Chúng ta cần xây dựng quy định luật pháp và thực hành tuyển chọn, bảo vệ các danh mộc cổ thụ dưới tư cách là Cây Di sản.
Nội dung bài viết:
Bình luận