Trắc nghiệm GDCD 11 Bài 10: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Nhận biết
Câu 1. Dân chủ là
A. quyền lực thuộc về nhân dân.
B. quyền lực cho giai cấp chiếm số đông trong xã hội.
QUẢNG CÁO
C. quyền lực cho giai cấp thống trị.
D. quyền lực cho giai cấp áp đảo trong xã hội.
Câu 2. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên các lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
B. Kinh tế, chính trị, văn hóa.
C. Kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần.
D. Chính trị, văn hóa, xã hội.
Câu 3. Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân thể hiện ở sự lãnh đạo của giai cấp công nhân do
A. Đảng Cộng sản lãnh đạo.
B. những người có quyền lãnh đạo.
C. giai cấp nông dân lãnh đạo.
D. những người nghèo trong xã hội lãnh đạo.
Câu 4. Nhân dân có quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình là dân chủ trên lĩnh vực
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. văn hoá.
D. xã hội.
Câu 5. Dân chủ trong lĩnh vực xã hội thể hiện ở:
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
B. Quyền bình đẳng nam nữ.
C. Quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
D. Quyền góp ý kiến với đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Câu 6. Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là:
A. dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ trực tiếp.
C. dân chủ đại diện.
D. dân chủ liên minh.
Câu 7. Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là
A. dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ trực tiếp.
C. dân chủ phân quyền.
D. dân chủ liên minh.
Câu 8. Tham gia bầu cử hội đồng nhân dân các cấp thực hiện thông qua hình thức dân chủ nào dưới đây?
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
C. Phổ thông đầu phiếu.
D. Bỏ phiếu kín.
Thông hiểu
Câu 9. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực xã hội?
A. Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, quyền biểu quyết.
B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
Câu 10. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước.
B. Quyền lao động, quyền bình đẳng nam, nữ.
C. Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.
D. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
Câu 11. Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực văn hóa:
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
B. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của mình.
C. Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.
D. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước
Câu 12. Nền dân chủ XHCN dựa trên cơ sở kinh tế nào dưới đây:
A. Chế độ công hữu về TLSX.
B. Chế độ tư hữu về TLSX.
C. Kinh tế xã hội chủ nghĩa.
D. Kinh tế nhiều thành phần.
Câu 13. Việc nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp với pháp luật là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ phân quyền.
D. Dân chủ liên minh.
Câu 14. Việc thực hiện quyền lực nhà nước thông qua bầu cử là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ phân quyền.
D. Dân chủ liên minh.
Câu 15. Việc nhân dân tham gia bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ phân quyền.
D. Dân chủ liên minh.
Câu 16. Việc nhà nước lấy ý kiến người dân thông qua việc tổ chức trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Dân chủ gián tiếp.
B. Dân chủ trực tiếp.
C. Dân chủ phân quyền.
D. Dân chủ liên minh.
Vận dụng
Câu 17. Nhân dân thôn X tổ chức cuộc họp toàn dân trong đó có nội dung thảo luận về việc tu sửa đường giao thông liên xóm. Trong trường hợp này nhân dân thôn X thực thi hình thức dân chủ nào sau đây?
A. Trực tiếp.
B. Đại diện.
C. Toàn dân.
D. Gián tiếp.
Câu 18. H có giọng hát hay nên bạn muốn tham gia hội thi văn nghệ do trường tổ chức, nhưng mẹ H nhất định không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến học tâp. Theo em, mẹ H đã vi phạm quyền dân chủ nào sau đây của công dân?
A. Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật.
B. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa.
C. Quyền được hưởng lợi từ sáng tạo của mình.
D. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Câu 19. M đang là học sinh lớp 11 nên không thể thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Ứng cử vào HĐND cấp xã.
B. Sáng tác văn học.
C. Đóng phim.
D. Tham gia bảo hiểm y tế.
Câu 20. Vào đầu mỗi năm học, học sinh thường tham gia thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, đó là việc làm nào sau đây?
A. Bầu giáo viên chủ nhiệm.
B. Bầu ban cán sự lớp.
C. Bầu chủ tịch công đoàn trường.
D. Bầu hiệu trưởng.
Câu 21. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua một thời kì chưa có nhà nước, đó là xã hội
A. Cộng sản nguyên thủy.
B. Phong kiến.
C. Chiếm hữu nô lên.
D. Tư bản chủ nghĩa.
Câu 22. Cuối thời kì cộng sản nguyên thủy, chế độ tư hữu hình thành dẫn đến xã hội xảy ra hiện tượng
A. Kinh tế phát triển.
B. Năng suất lao động tăng.
C. Phân chia giai cấp.
D. Phân chia đẳng cấp.
Câu 23. Khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, khi xã hội phân hóa thành các giai cấp, mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt đến mức không thể điều hòa được thì
A. Xảy ra chiến tranh.
B. Nhà nước ra đời.
C. Triệt tiêu giai cấp.
D. Mâu thuẫn biến mất.
Câu 24. Nội dung nào dưới đây thể hiện khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nhà nước của nhân dân, do nhân dan và vì nhân dân.
B. Quản lí mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật.
C. Do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
D. Cả A, B và C.
Câu 25. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất của giai cấp
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Thống trị.
D. Bị trị.
Câu 26. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước ta thể hiện nhà nước ta mang bản chất của
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp thống trị.
C. Giai cấp công – nông – trí thức.
D. Giai cấp bị trị.
Câu 27. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta bao hàm cả
A. Tính nhân dân và tính dân tộc.
B. Tính nhân dân và tính giai cấp.
C. Tính giai cấp và tính dân tộc.
D. Tính giai cấp và tính hiện đại.
Câu 28. Công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình là
A. Công an.
B. Quốc hội.
C. Tòa án.
D. Nhà nước.
Câu 29. Nội dung nào dưới đây không thể hiện tính dân tộc của Nhà nước ta?
A. Kế thừa và phát huy những truyền thống, bản sắc tốt đẹp của dân tộc.
B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
C. Chăm lo lợi ích mọi mặt cho tất cả các dân tộc.
D. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Câu 30. Nội dung nào dưới đây thể hiện chức năng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Thực hiện đoàn kết toàn dân.
B. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
C. Đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
D. Để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Nội dung bài viết:
Bình luận