Cắt hộ khẩu sau khi ly hôn [Cập nhật 2024]

Thủ tục và quy trình xin cắt hộ khẩu sau ly hôn thực hiện như thế nào? Các giấy tờ cần chuẩn bị khi tiến hành cắt, chuyển hộ khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay và một số vướng mắc liên quan đến việc chuyển hộ khẩu sau ly hôn sẽ được ACC tư vấn và giải đáp cụ thể trong bài viết Cắt hộ khẩu sau khi ly hôn [Cập nhật 2023], ACC xin mời quý khách hàng tham khảo!

1. Sau khi ly hôn có được cắt khẩu không?

Vợ, chồng sau khi ly hôn có thể lựa chọn việc cắt khẩu hoặc không cắt khẩu.

Cắt hộ khẩu sau ly hôn là thủ tục thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu thường được thực hiện.

Mặc dù không bắt buộc, thủ tục này sẽ thuận tiện hơn cho người vợ, người chồng cũng như cơ quan hộ tịch quản lý về nơi cư trú.

2. Thủ tục cắt khẩu sau khi vợ chồng ly hôn

Việc cắt hộ khẩu sau ly hôn bản chất là việc tách hộ khẩu để nhập vào hộ khác hoặc tách hộ khẩu để lập một hộ mới theo Luật Cư trú.
Thủ tục cắt hộ khẩu sau ly hôn được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để cắt khẩu.
Nếu bạn đang muốn cắt hộ khẩu sau khi ly hôn thì phải chuẩn bị các giấy tờ như sau:

  • Sổ hộ khẩu (bản chính)
  • Giấy báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

  • Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
  • Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ).
Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu với các quy định của pháp luật về cư trú:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.

Bước 3: Phía cơ quan Công an trả kết quả.
Trường hợp được giải quyết tách sổ hộ khẩu:

  • Nộp lệ phí và nhận hồ sơ;
  • Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu, đối chiếu các thông tin được ghi trong sổ hộ khẩu, giấy tờ khác;
  • Ký nhận vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận kết quả).

Trường hợp không giải quyết tách sổ hộ khẩu:

  • Nhận lại hồ sơ đã nộp;
  • Kiểm tra lại giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ;
  • Nhận văn bản về việc không giải tách sổ hộ khẩu;
  • Ký nhận (ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm nhận văn bản và hồ sơ đăng ký cư trú đã nộp) vào sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu.

Thời gian trả kết quả: theo ngày hẹn trên giấy biên nhận.

cắt hộ khẩu sau khi ly hôn

Cắt hộ khẩu sau khi ly hôn

3. Ly hôn nhưng vẫn chung hộ khẩu có phạm luật?

Trường hợp 1: Người vợ/chồng cũ đã chuyển ra khỏi chỗ ở hiện tại chồng/vợ bạn đang ở

Theo khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020, nếu người vợ/chồng cũ đã chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và có đủ điều kiện đăng ký thường trú mới thì phải đăng ký tại nơi ở mới trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Nếu người vợ/chồng cũ có đủ các điều kiện đăng ký thường trú tại nơi ở mới mà không thực hiện thì có thể bị phạt tiền theo quy đinh tại Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng.

Trong đó, việc được xem là có đủ điều kiện đăng ký thường trú nêu tại Điều 20 Luật Cư trú gồm: Có chỗ ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình; được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý; đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý.

Trường hợp 2: Người vợ/chồng cũ chưa chuyển ra khỏi chỗ ở hiện chồng/vợ bạn đang ở

Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Căn cứ quy định này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu không khi vợ, chồng ly hôn thì người vợ chỉ được ở lại nhà cũ trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt.

Trong khi đó, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Đồng thời, khi Tòa án giải quyết ly hôn thì cũng chỉ giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân, việc cấp dưỡng, nuôi con và giải quyết tài sản chung của vợ, chồng mà không giải quyết việc cư trú của hai người.

Vấn đề này được thực hiện theo Luật Cư trú và theo thỏa thuận của các bên. Do câu hỏi của bạn không nêu rõ hiện tại chị vợ cũ đang sinh sống ở đâu nên bạn cần nói chuyện lại với chồng để chồng bạn nói chuyện lại với vợ cũ và thỏa thuận lại về vấn đề này.

Trên đây là bài viết Cắt hộ khẩu sau khi ly hôn [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo