Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là gì? [Chi tiết 2024]

Chi phí tuân thủ pháp luật được tạo ra từ một quy định pháp luật qua hoạt động của cơ quan nhà nước (khi tiến hành các hoạt động soạn thảo, thông qua, thực thi các văn bản pháp luật) và cá nhân, tổ chức khi tuân thủ quy định pháp luật. Bài viết sau đây, hãy cùng ACC tìm hiểu thêm về Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật.

Luatsutuvan
Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật là gì?

1. Tuân thủ pháp luật là gì?

Trong mối quan hệ với Nhà nước, xã hội mọi người dân đều phải thực thi pháp luật. Các quy phạm pháp luật muốn áp dụng vào cuộc sống thực tế phải cần đến hoạt động thực hiện pháp luật. Việc thực thi pháp luật được hiểu là các hoạt động làm cho những quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân thực hiện.

Thực hiện pháp luật được hiểu là hành vi của chủ thể phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ của các quy định pháp luật. Thực hiện pháp luật có thể là hành vi có tính chủ động nhưng cũng có thể là hành vi có tính thụ động.

Thực hiện pháp luật được phân chia thành 04 hình thức:

  • Tuân thủ pháp luật
  • Thi hành pháp luật
  • Sử dụng pháp luật
  • Áp dụng pháp luật.

Vậy có thể hiểu, tuân thủ pháp luật là 01 trong 4 hình thức thực hiện pháp luật, được hiểu là việc một chủ thể kiềm chế bản thân, không cho mình thực hiện những điều pháp luật cấm.

2. Đặc điểm của tuân thủ pháp luật

Về bản chất thì tuân thủ pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính chất thụ động, thể hiện dưới dạng hành vi không hành động.

Có nghĩa chủ thể nhận thức được hành vi của bản thân, nắm được quy định của pháp luật và không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Việc tuân thủ pháp luật được pháp luật quy định là như nhau với mọi chủ thể. Có nghĩa, tất cả công dân trong mối quan hệ với Nhà nước xã hội hay trong quan hệ cộng đồng đều phải tuân thủ pháp luật. Tuân thủ pháp luật không là vấn đề của riêng cá nhân nào và cũng không loại trừ chủ thể nào.

Hình thức thể hiện của tuân thủ pháp luật thường dưới dạng là quy phạm cấm đoán, buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định. Và pháp luật quy định cấm làm điều gì đó thì chủ thể không thực hiện hành vi này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm nào đó.

Tuân thủ pháp luật buộc mọi chủ thể bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật.

3. Khái niệm chi phí tuân thủ pháp luật

Chi phí tuân thủ pháp luật được hiểu là các chi phí mà doanh nghiệp hay người dân phải chịu trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Chi phí tuân thủ pháp luật được tạo ra từ 1 quy định pháp luật qua hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức khi tuân thủ quy định pháp luật.

Chi phí tuân thủ pháp luật gồm 3 loại chi phí:

  1. Chi phí hành chính: Chi phí về nhân công, thời gian mà doanh nghiệp, người dân phải gánh để thực hiện các yêu cầu của pháp luật, gồm thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước, các nghĩa vụ khác.
  2. Chi phí đầu tư để tuân thủ quy định: Chi phí mà người dân, doanh nghiệp phải đầu tư về cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, nhân công, đào tạo,… để đáp ứng các yêu cầu theo quy định pháp luật.
  3. Phí và lệ phí: Các khoản phí, lệ phí chính thức mà người dân hay doanh nghiệp phải nộp trong quá trình thực hiện các thủ tục.

Ngoài ra, chi phí tuân thủ pháp luật nếu hiểu theo nghĩa rộng còn có thêm 02 loại chi phí khác. Đó là:

- Chi phí rủi ro pháp lý (nếu có): Là chi phí tăng thêm, chi phí thiệt hại hoặc chi phí do mất cơ hội kinh doanh mà người dân, doanh nghiệp phải gánh chịu do quy định pháp luật có chất lượng kém dẫn đến việc bị xử phạt hoặc chậm trễ trong giải quyết thủ tục.

- Chi phí không chính thức: Các khoản trả thêm (lót tay) liên quan đến việc xuất nhập khẩu, sử dụng dịch vụ công cộng,… hoặc để được nhận các hợp đồng, giấy phép trong lĩnh vực công hoặc để có được các quyết định thuận lợi.

4. Một số giải pháp cụ thể để giảm chi phí tuân thủ pháp luật

Để giảm chi phí TTPL, bảo đảm đạt được mục tiêu nâng xếp hạng chỉ số B1 của Việt Nam, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh theo chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (theo GCI 4.0), trước mắt cần tập trung thực hiện ngay một số nhiệm vụ, giải pháp về xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành PL, cụ thể sau đây:

– Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ pháp luật, cần đánh giá đúng, thực chất gánh nặng chi phí tuân thủ pháp luật mà các doanh nghiệp đã, đang và sẽ tiếp tục gặp phải trong quá trình thực hiện, chấp hành các quy định pháp luật, qua đó, tiếp tục khẩn trương thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2018 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019. Các  cơ quan tư pháp địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo không có các quy định mới chứa đựng các yêu cầu không cần thiết, bất hợp lý, cản trở điều kiện đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

Thực hiện rà soát, đánh giá toàn bộ các quy định về phí, lệ phí mà các doanh nghiệp đang phải gánh chịu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Tạo sự liên thông giữa hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật với hoạt động tổ chức thực thi pháp luật, theo đó, thường xuyên, kịp thời phối hợp trong nắm bắt, tổng hợp các quy định của pháp luật có nội dung chưa rõ, khó hiểu, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu khả thi, đồng thời, rà soát tổng hợp các quy định pháp luật không rõ ràng, thiếu tính minh bạch, khó tuân thủ, bất hợp lý để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ.

– Thứ hai, thực hiện cập nhật  kịp thời, đầy đủ và thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó chú trọng tuyên truyền các quy định mới, để các doanh nghiệp nắm được các quy định mới của các văn bản pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước và của doanh nghiệp để  ngoài việc kiến nghị, đề xuất cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ, doanh nghiệp còn tự bảo vệ mình trước các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu; phát động trong các doanh nghiệp thống nhất nhận thức, thái độ hành xử kiên quyết không “lót tay” cho cán bộ, công chức, viên chức, không chấp nhận chi những khoản chi phí “bôi trơn” để được hưởng những lợi ích, nhưng “ưu tiên” ngoài quy định của pháp luật. Xây dựng, phát hành, tổ chức hướng dẫn sử dụng các tài liệu về tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của ngành, địa phương mình.

– Thứ ba, thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

– Thứ tư, tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật và khen thưởng trong tổ chức thực thi và tuân thủ pháp luật. Bằng các hình thức đa dạng, linh hoạt để tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời , công khai, công bằng, nhanh chóng, khách quan, đúng thẩm quyền kiến nghị, phản ánh của doanh nghiệp; chủ động tổ chức đối thoại với doanh nghiệp. Thiết lập kênh thông tin đa dạng, thuận lợi, bảo mật thông tin về tổ chức, cá nhân khiếu nại, tố cáo để doanh nghiệp tự giác, kịp thời khiếu nại, tố cáo về những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

– Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm việc công khai các thủ tục hành chính, cập nhật thường xuyên, kịp thời các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục hành chính về điều kiện đầu tư kinh doanh trên Cổng, trang thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan nhà nước, tại nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, tại nơi làm việc của các hiệp hội, địa điểm sinh hoạt cộng đồng doanh nghiệp bảo đảm thuận tiện cho việc tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp.  Cải tiến quy trình giải quyết các thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính. Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tăng tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích. Không tự đặt thêm điều kiện đầu tư kinh doanh trái quy định của pháp luật. Tăng cường, thúc đẩy chia sẽ dữ liệu, tăng cường phối hợp trong nội bộ ngành, địa phương mình và giữa các ngành, địa phương; Thường xuyên quan tâm, chú trọng hơn nữa đến công tác phối hợp giữa các đơn vị hữu quan  trong xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thực thi pháp luật, bảo đảm sự chính xác, thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu quả trong quy định của các văn bản pháp luật và trong thực tiễn thi hành pháp luật hành đối với các doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật mà ACC đã chia sẻ đến quý bạn đọc. Hy vọng rằng với những thông tin trên, quý bạn đọc có thể áp dụng được trong cuộc sống và công việc. Mọi thông tin thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi; ACC với đội ngũ chuyên viên với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ hỗ trợ quý bạn đọc một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng nhất. Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (760 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo