Cắt ghép video Youtube để sử dụng có vi phạm bản quyền?

Youtube là một trang website cho phép chia sẻ video nổi tiếng của thế giới. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: giải trí, học tập, âm nhạc. Phim ảnh, truyền tải nhiều thông tin… Là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về các video mà mình cảm thấy hữu ích. Trong những năm gần đây, Youtube còn là công cụ kiếm tiền của bộ phận giới trẻ nắm bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ số. Cắt ghép video Youtube để sử dụng có vi phạm bản quyền? Cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây.

Cắt ghép video có vi phạm bản quyền không? Đọc để còn tránh

Cắt ghép video Youtube để sử dụng có vi phạm bản quyền?

1.Bản quyền YouTube là gì?

YouTube xem bản quyền là một hình thức của luật sở hữu trí tuệ giúp bảo vệ các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc.

Nếu bạn là tác giả, bạn sẽ có quyền độc quyền kiểm soát cách người khác sử dụng sản phẩm của bạn. Đồng thời cho phép ai có thể kiếm tiền trên tác phẩm đó. Các video nguyên gốc trên YouTube sẽ được bảo vệ bản quyền từ thời điểm tạo video chứ không phụ thuộc vào người đầu tiên đăng ký bản quyền hoặc tải video lên.

2.Công cụ hỗ trợ quét bản quyền trên YouTube

Hiện nay YouTube đã cung cấp một số công cụ hỗ trợ trong việc quét bản quyền video. Nếu bạn đã từng tìm hiểu về YouTube, một trong số đó chính là Content ID.

Bạn cần đáp ứng một số tiêu chí của YouTube để được cấp Content ID. Đây sẽ là một hệ thống thay bạn làm chủ “tài sản” video trên YouTube, hệ thống sẽ quét tất cả các video cũ và mới để xác định chủ quyền cho video của bạn. Content ID thực sự là một công cụ mạnh mẽ để bảo vệ bản quyền trên YouTube.

Bất kỳ video mang nội dung tương tự sẽ được phát hiện trùng khớp. Ngay cả trước khi bạn đăng ký chủ quyền, hệ thống vẫn sẽ phát hiện. Toàn bộ quy trình quét nội dung cũ sẽ hoàn tất trong vòng một vài tuần. Hệ thống sẽ quét những video tải lên gần đây và video phổ biến trước.

3.Nguyên tắc sử dụng hợp pháp trên YouTube

Đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi vì sao các video review phim ảnh, reaction, v.v. lại tồn tại tốt trên YouTube. Nguyên nhân xuất phát từ các nguyên tắc sử dụng hợp pháp trên YouTube.

Các yếu tố cần được xem xét khi đánh giá một video có được sử dụng hợp pháp hay không: mục đích và đặc điểm sử dụng, bản chất của tác phẩm có bản quyền, lượng và tính chất của phần nội dung đã sử dụng và tác động của việc sử dụng.

Thông thường bên xét xử (có thể là tòa án) sẽ cân nhắc sản phẩm của bạn có tính biến đổi hay không. Đơn giản là bạn có thêm cách thể hiện hoặc nội dung mới cho tác phẩm hay đơn thuần chỉ là sao chép nội dung gốc. Vì vậy việc các video reaction hoặc review phim chèn các đoạn phim gốc để minh họa cho nội dung video, phần lớn sẽ không bị đánh gậy bản quyền.

Tác giả có thể chọn nhiều biện pháp xử lý đối với tư video trùng khớp với họ:

  • Chặn toàn bộ video để không ai có thể xem.
  • Kiếm tiền từ chính video đó: chạy quảng cáo trên video, chia sẻ doanh thu với người tải video đó lên.
  • Theo dõi số liệu thống kê lượng người xem video

4.Cắt ghép video có vi phạm bản quyền không?

Như vậy ranh giới giữa việc sao chép nội dung và “mượn” nội dung để minh họa cho sản phẩm của mình là khá mong manh đúng không nào? Với các tiêu chí rất khắt khe về bản quyền, bạn chỉ cần sử dụng trái phép một đoạn nhạc trong vài giây là sẽ nhận cảnh cáo từ YouTube.

Sau đây là những trường hợp bạn có thể sao chép nội dung video của người khác mà không bị vi phạm bản quyền:

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;
  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.

Hầu hết các phân xử về bản quyền sẽ được xử lý theo quy định pháp luật tại nước đó. Vì vậy, căn cứ Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005, khi sử dụng video, các hành vi sau được xem là vi phạm bản quyền:

  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc video dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Sao chép video mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Làm video phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với video được dùng để làm video phái sinh;
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt video đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao video mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Như vậy, để tránh các trường hợp bạn bị đánh bản quyền từ YouTube cũng như vi phạm pháp luật, bạn nên xin phép tác giả, trả tiền hoặc chia lợi nhuận với tác giả chủ quyền. Hiện nay trên YouTube đã có các mức xử phạt đối với người vi phạm, nặng nhất bạn rất có thể sẽ chia tay với kênh YouTube của mình vĩnh viễn.

Trên đây là giải đáp của ACC về hành vi cắt ghép video Youtube để sử dụng. Nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ đội ngũ chuyên gia của ACC để được giải đáp nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo