Căn cứ ly hôn là gì? Căn cứ ly hôn được quy định thế nào?

Căn cứ ly hôn là những điều kiện pháp lý mà vợ hoặc chồng cần đáp ứng để được Tòa án giải quyết cho ly hôn. Hiểu đơn giản, đây là lý do chính đáng để chấm dứt mối quan hệ hôn nhân một cách hợp pháp. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về Căn cứ ly hôn là gì? Căn cứ ly hôn được quy định thế nào? giúp bạn thực hiện hành trình đầy ý nghĩa này một cách suôn sẻ.

Căn cứ ly hôn là gì? Căn cứ ly hôn được quy định thế nào?

Căn cứ ly hôn là gì? Căn cứ ly hôn được quy định thế nào?

1. Căn cứ ly hôn là gì? 

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Căn cứ ly hôn là những tình tiết, điều kiện được quy định trong pháp luật và chỉ khi có những tình tiết, điều kiện đó, Tòa án mới được xử cho ly hôn.

2. Căn cứ ly hôn được quy định thế nào?

2.1. Căn cứ ly hôn thuận tình

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng.

Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Theo đó, căn cứ quyết định chấm dứt hôn nhân là hai vợ chồng có yêu cầu thuận tình ly hôn và đều tự nguyện khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân. Tự nguyện ở đây tức là đảm bảo cả hai vợ chồng đều được tự do bày tỏ ý chí của mình, không bị ép buộc, không bị lừa dối dưới mọi hình thức trong việc thuận tình ly hôn. Cả hai đã cùng bàn bạc, thống nhất tất cả các vấn đề trước và sau khi ly hôn liên quan đến tài sản, con cái, các thỏa thuận phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho vợ và con, và cuối cùng quyết định đi đến điểm cuối của cuộc hôn nhân.

Bên cạnh đó, cho dù hai bên đã dều đồng thuận việc ly hôn nhưng Tòa án vẫn sẽ tiền hành hòa giải để nhằm gắn kết lại mối quan hệ đang bị rạn nứt. Bởi nguyên nhân dẫn đến họ đồng ý ly hôn có thể do nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân không dễ dàng giải thích và tha thứ, nhưng cũng có những nguyên nhân mà khi hai bên có cơ hội xem xét, phân tích đúng sai, họ có thể hiểu ra và trở về tiếp tục xây dựng gia đình. Ngoài ra, nếu khi các bên thực sự tự nguyện ly hôn nhưng không thoả thuận được về việc chia tài sản hoặc việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Toà án lập biên bản về việc hoà giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời mở phiên Toà xét xử theo thủ tục chung.

2.2. Căn cứ ly hôn đơn phương

Ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân. Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia dình 2014 đã có quy định bao gồm 3 trường hợp để ly hôn theo yêu cầu của một bên

- Thứ nhất, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tức trong trường hợp này, để có thể giải quyết vụ án ly hôn theo yêu cầu của một bên thì cần có căn cứ về việc cuộc sống hôn nhân của hai người đã không còn tốt đẹp, các bên mâu thuẫn, không đồng thuận với nhau trong tình cảm dẫn đến các hành vi bạo lực, tức hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình, hoặc vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân. Vợ hoặc chồng có thể xin ly hôn khi tất cả những xung đột, bất đồng dẫn đến gia đình tan vỡ đều xuất phát từ người kia.

- Thứ hai, trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Tuyên bố mất tích là việc mà Tòa án tuyên bố người này đã hoàn toàn không còn tung tích gì, và cùng không rõ còn sống hay đã chết. Do vậy căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn là khi có bằng chứng chứng minh được chồng hoặc vợ đã biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.

- Thứ ba, Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ của cha, mẹ, người thân thích khác, người mà bị ảnh hưởng bởi xung đột của vợ chồng gây ra do bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Nếu như trước đây chỉ vợ chồng trong cuộc mới có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn thì ngày nay cha, mẹ, người thân thích khác cũng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn nếu có đủ căn cứ nêu trên. Điều này nhằm bảo về quyền và lợi ích cho công dân và hoàn thiện các quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của căn cứ ly hôn

Nhà nước quy định về căn cứ ly hôn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin với cơ sở khoa học và đã qua thực tiễn thi hành trong hàng chục năm kể từ khi nhà nước ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Đây là khung pháp lý để Tòa án có thể giải quyết yêu cầu ly hôn một cách chính xác và thỏa đáng theo Luật Hôn nhân và đình năm 2014.

Việc quy định căn cứ ly hôn trong luật là điều vô cùng cần thiết, có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích của vợ chồng; của giai cấp thống trị, của Nhà nước và xã hội trong việc điều chỉnh quan hệ gia đình, quan hệ vợ chồng. Xã hội, đất nước muốn phát triển vững mạnh thì gia đình phải ổn định, Nhà nước chỉ cho phép chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng khi việc ly hôn không trái với lợi ích gia đình. Mặt khác, căn cứ ly hôn còn đảm bảo sự công bằng về lợi ích giữa các bên đương sự. Khi giải quyết ly hôn, cần hiểu rằng tình trạng hôn nhân đã tan vỡ, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại và phát triển được nữa. Ly hôn chính là một giải pháp đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên, giải thoát xung đột, bế tắc trong hôn nhân. Và đây cũng chính là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết việc ly hôn của vợ chồng khi có yêu cầu. Trong quá trình giải quyết, nếu Tòa án xét thấy quan hệ hôn nhân của vợ chồng không có đủ căn cứ thì Tòa án sẽ không ra quyết định, bản án ly hôn. 

Ngoài ra, các quy định về căn cứ ly hôn giúp cho vợ chồng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình để có thể tự dàn xếp, thỏa thuận để quan hệ vợ chồng tốt đẹp hơn hoặc đưa ra quyết định ly hôn; làm bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, củng cố chế độ một vợ một chồng tự nguyện, tiến bộ; góp phần khẳng định nguyên tắc bình đẳng giữa vợ, chồng. Là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong việc xây dựng những chế định, những quy phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ý nghĩa của căn cứ ly hôn

Ý nghĩa của căn cứ ly hôn

4. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định như thế nào?

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: 

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

  1. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  2. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

5. Câu hỏi thường gặp 

Chỉ có 5 căn cứ ly hôn được luật pháp công nhận?

Đúng. Các trường hợp ly hôn khác không được quy định trong Luật sẽ không được Tòa án giải quyết.

Vợ chồng có thể tự thỏa thuận về căn cứ ly hôn?

Không. Căn cứ ly hôn phải được xác định dựa trên quy định của pháp luật.

Căn cứ ly hôn có ảnh hưởng đến quyền lợi sau ly hôn? 

. Căn cứ ly hôn có thể ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản chung, quyền nuôi dưỡng con cái,...

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Căn cứ ly hôn là gì? Căn cứ ly hôn được quy định thế nào? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo