Cán bộ nguồn trong doanh nghiệp là gì

1.Cán bộ nguồn là gì?  

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chưa có một văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa chính xác về cán bộ nguồn là gì, tuy nhiên ta có hiểu theo nghĩa chung nhất thì cán bộ được hiểu là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, các thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, nằm trong biên chế và được hưởng lương hàng tháng từ nguồn ngân sách nhà nước 

 NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN TRONG DOANH NGHIỆP

Trong đó, cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn chính là đội ngũ được bầu cử và giữ chức vụ theo nhiệm kỳ, làm việc tại Họi đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư Đảng ủy hay là những người đứng đầu tổ chức chính tị – xã hội tại địa phương. Về cơ bản thì những người này phải là công dân Việt Nam, đực tuyển dụng theo những tiêu chuẩn mà pháp luật quy định để giữ một chức danh nhất định 

 

 Cán bộ cấp xã cũng nằm trong đội ngũ biên chế nhà nước và sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo cấp bậc lương tương ứng với vị trí đang phụ trách. 

  Trong quá trình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì sẽ tiến hành xem xét các vấn đề về tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ, cũng như các yêu cầu nhiệm vụ được giao sao cho phù hợp với quy hoạch cán bộ theo nhu cầu thực tế ở từng địa phương. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như Chính phủ cũng sẽ có những quy định chi tiết về các chế độ trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.  

 

 

 2.Vai trò của cán bộ nguồn 

 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định cán bộ chính là cái gốc của mọi công việc. Qua đó mà có thể nhận thấy cán bộ có vai trò vô cùng quan trọn đối với sự phát triển của bộ máy nhà nước, đây là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước, được nhân dân gửi gắm niềm tin, hi vọng vào những người cán bộ ưu tú nhất, có đủ khả năng và trình độ và trách nhiệm để gánh vác sự nghiệp to lớn này. 

  Xuất phát từ lý luận đó, muốn xây dựng được một bộ máy nhà nước vững mạnh thì chúng ta cần phải xây dựng được một nền móng vững chắc, chính là việc lựa chọn, đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn, hay còn được gọi là công tác cán bộ.  

3.Quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ nguồn 

 1/ Về quyền lợi 

 Là một người cán bộ thì sẽ được hưởng các quyền lợi sau đây: 

 

 – Trong quá trình thi hành công vụ: 

 

 Được giao quyền tương ứng với nhiệm vụ được giao 

 

 Được đảm bảo về các trang thiết bị cũng như các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao 

 

 

 Được cung cấp những thông tin cần thiết có liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ được giao 

 

 Được tham gia vào các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ và chuyên môn 

 

 Được pháp luật bảo vệ trong quá trình thực hiện công vụ 

 

 – Được Nhà nước đảm bảo về mức tiền lương tương xứng với nhiệm vụ , quyền hạn được giao nhưng vẫn trong khuôn khổ của điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước 

 

 – Ngoài tiền lương thì cán bộ sẽ được hưởng các khoản tiền làm ban đêm, làm thêm giờ, công tác phí và những chế độ khác theo luật định 

 

 – Cán bộ cũng sẽ được hưởng những chế độ về nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng năm…như những người lao động khác. 

  2/ Về nghĩa vụ 

 Thứ nhất, đối với Đảng, nhà nước và toàn dân thì cán bộ nguồn nói riêng và cán bộ, công chức nói chung phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước, bằng mọi giá phải bảo vệ được danh dự quốc gia và lợi ích của toàn dân tộc, đồng thời luôn giữ vững thái độ tôn trọn nhân dân, tận tâm phục vụ.  

 Thứ hai, trên cương vị là người đứng đầu, cán bộ nguồn phải thực hiện những nghĩa vụ sau: 

 

 – Tiến hành chỉ đạo tổ chức để thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ được giao, đồng thời phải đứng ra chịu trách nhiệm đối với những kết quả từ quá trình hoạt động của cơ quan, đơn vị mình 

 

 – Tổ chức thực hiện những biện pháp nhằm phóng, chống tham nhũng, quan liêu, đồng thời tiến hành xây dựng chính sách tiết kiệm, chống lãng phí 

 

 Trường hợp xảy ra những tình trạng tham nhũng, lãng phí hay quan liêu tại đơn vị mình thì cán bộ nguồn sẽ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm. 

  Quy hoạch cán bộ nguồn là gì?  Quy hoạch cán bộ nguồn được xác định là một khâu công tác vô cùng quan trọng của công tác cán bộ ở các tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta. Thuật ngữ quy hoạch cán bộ được bắt nguồn từ các quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch, đòi hỏi đồng thời các cấp, các ngành phải tiến hành xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn lực cán bộ, công chức cho đồng bộ với yêu cầu, nhiệm vụ được đề ra. 

 

  Sau này, vấn đề về quy hoạch cán bộ nguồn đã từng bước phát triển thành một trong những chủ trương công tác của các tổ chức thuộc hệ thống chính trị – xã hội, nhằm chuẩn bị đội ngũ cán bộ một cách chủ động, có kế hoạch, bảo đảm về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ cho từng ngành, từng địa phương và cơ sở, cả trước mắt và lâu dài, khắc phục tình trạng bố trí, sử dụng cán bộ một cách thiếu kế hoạch, bị động, không đồng bộ, kém hiệu quả.  Các cơ quan làm công tác quy hoạch  nguồn nhân lực cần  xuất phát từ yêu cầu thực tiễn  là nhiệm vụ của ngành, địa phương, cơ sở,  tổ chức bộ máy; thông qua quá trình đánh giá thực trạng đội ngũ  công chức, viên chức hiện có và nguồn cán bộ có thể  bổ sung. 

 Như vậy, cần dự báo nhu cầu  cán bộ  trước mắt và lâu dài để chủ động quy hoạch lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch và tiến hành  đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị  thời gian qua.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo