Quy hoạch sử dụng đất đó là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương cụ thể theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ cụ thể như một số quy hoạch đất đai phổ biến như quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…Trong bài viết này, Luật ACC sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch đất đai.
1. Quy hoạch đất đai là gì ?
Căn cứ theo khoản 2 điều 3 luật đất đai 2013 quy định cụ thể như sau:
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
Như vậy có thể hiểu quy hoạch sử dụng đất đó là việc lập kế hoạch sử dụng đất ở từng địa phương cụ thể theo nhu cầu sử dụng và hiện trạng sử dụng đất, phân theo từng mục đích sử dụng và được chia thành từng kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Đất quy hoạch chính là vùng đất nằm trong kế hoạch sử dụng đất đó. Ví dụ cụ thể như một số quy hoạch đất đai phổ biến như quy hoạch xây dựng khu dân cư, quy hoạch đường sắt, quy hoạch làm đường giao thông…
Theo đó có thể thấy việc quy hoạch này được đưa ra để hoạch định chính sách, phát triển kinh tế địa phương, đảm bảo việc sử dụng quỹ đất một cách có hiệu quả và đây cũng là cơ sở để Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, hay là cơ sở để Nhà nước thực hiện việc đền bù về đất, chi phí về đất cho người dân khi có quy hoạch cần thu hồi đất.
2. Các hình thức quy hoạch đất đai.
Có rất nhiều hình thức quy hoạch được phân định theo Luật Quy hoạch 2017. Các dự án quy hoạch phải được thực hiện trên cơ sở tuân thủ những quy định trong bộ Luật nói trên. Theo đó, các hình thức thực hiện quy hoạch tại Việt Nam hiện nay cụ thể như sau:
Quy hoạch tổng thể quốc gia
Quy hoạch tổng thể quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia. Đây là 1 trong các loại quy hoạch mang tính chiến lược cao. Đồng thời cũng phức tạp nhất. Trong quá trình quy hoạch, cơ quan có thẩm quyền sẽ triển khai theo hướng phân vùng và liên kết vùng của lãnh thổ. Các lãnh thổ thuộc quy hoạch có thể là đất liền. Hoặc, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời.
Quy hoạch không gian biển quốc gia
Một trong các loại quy hoạch phổ biến khác là quy hoạch không gian biển quốc gia. Mặc dù cũng là hình thức quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Thế nhưng sự phân vùng này cụ thể, rõ ràng hơn. Đối với quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ quan chức năng tập trung sắp xếp, phân bố các ngành, lĩnh vực trên vùng đất ven biển, vùng biển, vùng trời và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Cũng tương tự như các loại quy hoạch kể trên, quy hoạch sử dụng đất quốc gia được hiểu là quy hoạch thuộc cấp quốc gia. Lãnh thổ của hình thức quy hoạch này bao gồm vùng đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trên cơ sở tiềm năng đất đai. Như vậy, có thể thấy rằng những vùng đất được sử dụng, khai thác cho mục đích, lợi ích quốc gia không được phép tự ý mua bán. Cũng không được xây dựng, thi công bởi những chủ đầu tư, hộ gia đình.
Quy hoạch ngành quốc gia
Quy hoạch ngành cấp quốc gia là hình thức cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia theo ngành. Theo đó, quá trình này thực hiện trên cơ sở kết nối các ngành, các vùng trên cả nước với điều kiện có liên quan đến kết cấu hạ tầng. Loại hình quy hoạch này còn chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên hợp lý. Đồng thời, đảm bảo tính bảo vệ môi trường cũng như đa dạng sinh học.
Quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là hình thức quy hoạch với phân cấp cao hơn so với quy hoạch vùng. Cụ thể, quy hoạch tỉnh hướng đến việc sắp xếp, phân bố hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, đô thị và nông thôn.
3. Bản đồ quy hoạch là gì ?
Bản đồ quy hoạch nhà đất là bản đồ phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hóa nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
Bản đồ quy hoạch là bản đồ mà người xem có thể xem được những khu đất nào được quy hoạch sử dụng cho lợi ích chung của khu vực. Với mục đích mua đất để sử dụng lâu dài hay xây dựng nhà ở thì không nên mua đất nằm trong diện quy hoạch. Vì khi bắt đầu quy hoạch, mọi công trình trên mảnh đất này đều bị gỡ bỏ và thay đổi.
4. Các loại bản đồ quy hoạch đất hiện nay.
Các bản đồ quy hoạch có thể có tỷ lệ khác nhau, phụ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của đồ án quy hoạch chung và loại quy hoạch phân khu hay chi tiết.
Hiện tại, có 3 loại bản đồ được sử dụng phổ biến nhất là: bản đồ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, bản đồ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000, bản đồ quy hoạch chung tỷ lệ 1/5.000.
5. Hướng dẫn xem bản đồ quy hoạch đất.
Sau khi tìm kiếm được kênh tra cứu thông tin quy hoạch và có được thông tin mong muốn. Việc khó khăn hơn là xem bản đồ quy hoạch và hiểu được những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất. Hầu hết các dữ liệu được ghi trên bản đồ đầu mang tính chuyên môn, nên những người không thực sự có nghiên cứu hoặc am hiểu thì khó mà hiểu hết được.
Sau khi đã nắm được các loại đất Việt Nam thì bạn dò các loại ký hiệu sau đây để biết nó thuộc nhóm đất nào:
Ký hiệu các loại đất
ONT: Đất ở tại nông thôn
ODT: Đất ở tại đô thị
LUC: Đất chuyên trồng lúa nước
LUK: Đất trồng lúa nước còn lại
LUN: Đất trồng lúa nương
BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác
NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác
CLN: Đất trồng cây lâu năm
RSX: Đất rừng sản xuất
RPH: Đất rừng phòng hộ
RDD: Đất rừng đặc dụng
NTS: Đất nuôi trồng thủy sản
LMU: Đất làm muối
NKH: Đất nông nghiệp khác
TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan
DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế
DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ
DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội
DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác
CQP: Đất quốc phòng
CAN: Đất an ninh
SKK: Đất khu công nghiệp
SKN: Đất cụm công nghiệp
SKT: Đất khu chế xuất
TMD: Đất thương mại, dịch vụ
SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
DGT: Đất giao thông
DTL: Đất thủy lợi
DDT: Đất có di tích lịch sử – văn hóa
DDL: Đất có danh lam thắng cảnh
DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng
DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DNL: Đất công trình năng lượng
DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông
DCH: Đất chợ
DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải
DCK: Đất công trình công cộng khác
TON: Đất cơ sở tôn giáo
TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng
NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng
PNK: Đất phi nông nghiệp khác
BCS: Đất bằng chưa sử dụng
DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng
NCS: Núi đá không có rừng cây
Hiện nay người dân cũng có thể dễ dàng tra cứu bản đồ quy hoạch qua Internet. Tại TP.HCM, người dùng chỉ cần truy cập địa chỉ https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn. Khi vào xem bản đồ quy hoạch, có nhiều chế độ hiển thị khác nhau để chọn như loại nền bản đồ, loại bản đồ…
Để chắc chắn hơn, người dân có thể đến một trong các cơ quan sau để đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch: Cán bộ địa chính UBND cấp xã/phường, Phòng TNMT cấp huyện/quận, Phòng Quản lý đô thị cấp tỉnh/TP/quận, Trung tâm Phát triển quỹ đất đô thị, Trung tâm Xây dựng công trình và đô thị TP hoặc các phòng công chứng,…Phòng TNMT của huyện/quận, nơi BĐS tọa lạc thường sẽ nắm rõ thông tin quy hoạch nhất và có trách nhiệm cung cấp khi người dân yêu cầu.
Trên đây là nội dung bài viết của Luật ACC về “Hướng dẫn cách xem bản đồ quy hoạch”. Bài viết trên là những thông tin cần thiết mà quý độc giả có thể áp dụng vào đời sống thực tiễn. Trong thời gian tham khảo nếu có những vướng mắc hay thông tin nào cần chia sẻ hãy chủ động liên hệ và trao đổi cùng luật sư để được hỗ trợ đưa ra phương án giải quyết cho những vướng mắc pháp lý mà khách hàng đang mắc phải.
Nội dung bài viết:
Bình luận