Cách xác định giấy đăng ký kết hôn không hợp lệ - Luật ACC

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: "Hôn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tiến bộ, một vợ một chồng nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc và bền vững". Theo nguyên tắc này tại hiến pháp, vợ - chồng tại Việt Nam bình đẳng với nhau trước pháp luật. Hôm nay ACC sẽ giới thiệu đến các bạn nội dung về Cách xác định giấy đăng ký kết hôn không hợp lệ - Luật ACC. Cùng ACC tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé !

Thủ Tục đăng Ký Kết Hôn Tại Tphcm [cập Nhật 2023]

Cách xác định giấy đăng ký kết hôn không hợp lệ - Luật ACC

1. Khái niệm Giấy đăng ký kết hôn

Giấy đăng ký kết hôn được quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau: “Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”

*Nội dung trong giấy đăng ký kết hôn bao gồm:

Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

- Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Như vậy, giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để công nhận quan hệ hôn nhân và gia đình giữa nam và nữ.

2. Hiệu lực của giấy đăng ký kết hôn 

Căn cứ theo Điều 18 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau :

- Hai bên nam, nữ nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn.

- Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc.

Có thể thấy, ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào Giấy đăng ký kết hôn, công chức tư pháp, hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã thì cũng đồng thời làm phát sinh hiệu lực của giấy đăng ký kết hôn.

Như vậy, giấy đăng ký kết hôn có hiệu lực ngay sau khi hai bên nam, nữ cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn.

3. Thẩm quyền cấp giấy đăng ký kết hôn

Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện đăng ký kết hôn.

- Giấy chứng nhận kết hôn phải có các thông tin sau đây:

+ Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú; thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân của hai bên nam, nữ;

+ Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ và xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch.

Ngoài ra, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài… thì cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân cấp huyện - nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn (Điều 37 Luật Hộ tịch 2014).

4. Giấy đăng ký kết hôn được cấp như thế nào ?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ :

“3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 08 ngày làm việc.

Nếu hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký Giấy chứng nhận kết hôn, công chức tư pháp - hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký, ghi rõ họ tên trong Sổ hộ tịch, Giấy chứng nhận kết hôn; mỗi bên vợ, chồng được cấp 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.”

Căn cứ vào quy định trên có thể thấy, mỗi bên vợ, chồng sẽ được cấp 01 bản chính giấy đăng ký kết hôn. Do đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp 02 bản giấy chứng nhận kết hôn cho mỗi người một bản.

5. Nội dung của giấy chứng nhận kết hôn

Khoản 7 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 nêu rõ:

Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.

Theo đó, căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật này, Giấy chứng nhận kết hôn hay còn gọi là giấy đăng ký kết hôn gồm những nội dung sau đây:

– Họ, chữ đêm và tên; ngày tháng năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú); thông tin về giấy tờ chứng minh nhân thân (số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng) của hai bên nam và nữ.

– Ngày, tháng, năm đăng ký kết hôn.

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của hai bên nam, nữ cùng với xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho nam, nữ:

+ Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của một trong hai bên nam nữ là công dân Việt Nam đăng ký kết hôn tại Việt Nam (căn cứ khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch).

+ UBND cấp huyện nơi công dân thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam nếu đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (theo khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014).

Như vậy, đây là toàn bộ các thông tin cần phải có trong giấy đăng ký kết hôn của nam, nữ – bằng chứng chứng minh mối quan hệ vợ chồng hợp pháp của vợ, chồng.

6. Cách xác định giấy đăng ký kết hôn không hợp lệ

Để được cấp chứng nhận kết hôn, các bên phải chuẩn bị và nộp Tờ khai đăng ký kết hôn và cùng có mặt tại nơi thực hiện đăng ký kết hôn nêu trên.

Sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy nam nữ đủ điều kiện để kết hôn, theo khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch năm 2014, công chức tư pháp hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch.

Đồng thời, việc ký sẽ được thực hiện như sau:

– Công chức tư pháp hộ tịch cùng với hai bên nam nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.

– Nam, nữ cùng ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn.

Sau khi hoàn thành các bước nêu trên, công chức tư pháp, hộ tịch sẽ báo cáo để trao Giấy đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Do đó, có thể thấy, việc ký tên vào đăng ký kết hôn là một trong các thủ tục bắt buộc của nam, nữ trước khi được phát Giấy chứng nhận kết hôn.

Như vậy, nếu Giấy đăng ký kết hôn không có chữ ký của hai bên nam, nữ thì việc đăng ký kết hôn đã không thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật. Và căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu việc kết hôn không đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

Đồng nghĩa, nếu thiếu chữ ký của nam, nữ trong Giấy đăng ký kết hôn thì Giấy này không có giá trị pháp lý và quan hệ vợ chồng giữa nam nữ chưa được pháp luật công nhận.

Do đó, để được pháp luật công nhận thì ngoài việc cùng ký vào Sổ hộ tịch thì nam, nữ cũng phải cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Bởi UBND có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho nam, nữ nên để tránh những rủi ro trong tương lai, hai bên nam, nữ cùng ký vào 02 Giấy đăng ký kết hôn được trao.

Trên đây là những nội dung về Cách xác định giấy đăng ký kết hôn không hợp lệ - Luật ACC do Công ty Luật ACC cung cấp kiến thức đến khác hàng. ACC hy vọng bài viết này sẽ là nguồn thông tin hữu ích gửi đến quý bạn đọc !

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo