Mẫu viết bản tự kiểm điểm đảng viên mới nhất [Cập nhật 2024]

Dưới đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên. ACC mời quý khách tham khảo!

 

ban-kiem-diem-dang-vien

 Cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên

I. Bản tự kiểm điểm Đảng viên là gì?

Bản kiểm điểm Đảng viên là một tài liệu hoặc bản báo cáo được Đảng hoặc cơ quan quản lý Đảng thực hiện để đánh giá và xác định hiệu suất, đóng góp, và tuân thủ của một Đảng viên đối với tổ chức Đảng.

II. Bản kiểm điểm là gì?

Bản kiểm điểm cá nhân do cá nhân lập ra để tự đánh giá, nhận xét mức độ lỗi, những sai sót mắc phải của bản thân, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm về khuyết điểm, rút kinh nghiệm trong những lần sau

Bản kiểm điểm cá nhân là bản tự kiểm điểm dùng cho các cá nhân để trình bày những sai sót, khuyết điểm mà mình mắc phải để từ đó rút ra được kinh nghiệm trong những thời gian tới. Khi cá nhân thực hiện một hành vi nào đó vi phạm kỷ luật thì sẽ cần có bản kiểm điểm cá nhân để tự kiểm điểm lại bản thân và nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Bản kiểm điểm Đảng viên là mẫu văn bản bản được dành riêng cho các đối tượng là Đảng viên, qua đó có thể tự đánh giá mức độ lỗi của bản thân khi mắc phải, đồng thời ý thức trách nhiệm của bản thân và rút kinh nghiệm cam kết không tái phạm.

III. Cách thức thực hiện kiểm điểm đảng viên.

Theo Hướng dẫn 16-HD/BTCTW năm 2018 về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức Đảng, Đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp do Ban Tổ chức Trung ương ban hành tại mục 1.5. Cách thức thực hiện kiểm điểm Đảng viên như sau:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

  • Căn cứ 4 cấp độ (xuất sắc, tốt, trung bình, kém) của từng tiêu chí đánh giá đã được cấp ủy cấp tỉnh cụ thể hóa và tiêu chuẩn mức chất lượng đã được quy định cho từng loại hình tổ chức đảng, ban thường vụ cấp ủy (chi ủy đối với chi bộ) tự đánh giá, xếp loại như sau:
  • Phân tích kết quả đạt được của từng tiêu chí đánh giá để tự xếp từng tiêu chí đánh giá đạt cấp độ “Xuất sắc” hoặc “Tốt” hoặc “Trung bình” hoặc “Kém” vào cột tương ứng của Mẫu 3.
  • Căn cứ kết quả tự đánh giá theo Mẫu 3, hội nghị ban chấp hành đảng bộ (chi bộ) thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín để xác định mức xếp loại chất lượng của đảng bộ, chi bộ vào 1 trong 4 mức (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ), báo cáo cấp ủy cấp trên.

Bước 2: Các chủ thể tham gia đánh giá, xếp loại chất lượng

  • Cấp ủy có thẩm quyền tổ chức để các chủ thể tham gia đánh giá thực hiện việc phân tích chất lượng từng tiêu chí đánh giá, đề xuất mức chất lượng của từng tổ chức đảng theo Mẫu 3 và gửi kết quả về ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện), ban tổ chức cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) để tổng hợp.

Bước 3: Quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng

  • Ban tổ chức cấp ủy có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổng hợp, thẩm định kết quả tự đánh giá và kết quả tham gia đánh giá của các chủ thể để báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh (đối với đánh giá, xếp loại đảng bộ cấp huyện), ban thường vụ cấp ủy cấp huyện (đối với đánh giá, xếp loại TCCSĐ) xem xét, bỏ phiếu kín quyết định xếp loại chất lượng đối với các tổ chức đảng trực thuộc.

IV. Mẫu bản tự kiểm điểm đảng viên.

ĐẢNG BỘ …………

————————

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

———————–

CHI BỘ: ……………… ………., ngày …. tháng… năm…..

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN

NĂM ………..

Họ và tên: ………………….. Ngày sinh: …………….

Chức vụ Đảng: Đảng viên (Trong trường hợp là người có chức vụ, ghi rõ chức vụ)

Chức vụ chính quyền: (nếu có)…………………………….

Chức vụ đoàn thể: (nếu có)…………………………………

Đơn vị công tác: ……………………

Chi bộ: ………………………

Về tư tưởng chính trị:

– Có quan điểm chính trị kiên định, luôn trung thành với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành, tin tưởng vào chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

– Luôn chấp hành tốt các quan điểm, chủ trương đường lối và các Nghị quyết của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật;

– Luôn có tinh thần tự giác cao trong việc học tập, công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ, cũng như năng lực công tác.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống:

– Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng; tuyên truyền pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật;

– Là Đảng viên, tôi luôn trung thực, hòa nhã với mọi người, thẳng thắn, có ý thức xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng;

– Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, góp ý của nhân dân, có mối quan hệ gắn bó, thân thiết với nhân dân, luôn tôn trọng và phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân;

– Kiên quyết, tích cực đấu tranh với những biểu hiện sai trái, chia rẽ, làm mất đoàn kết, không nể nang hoặc có ý tư thù đối với người góp ý, luôn có thái độ tôn trọng và lắng nghe ý kiến, góp ý của mọi người để điều chỉnh lời nói, việc làm của bản thân;

– Có lối sống trong sạch, gương mẫu, lành mạnh, không mê tín dị đoan; không rượu chè, cờ bạc, không có quan hệ nam nữ bất chính; kê khai trung thực, đúng số tài sản và thu nhập cá nhân hàng năm; không tham ô, không lãng phí, không có tiếp tay, bao che cho hành vi tham ô, lãng phí; không nhận hối lộ, đưa hối lộ, không chạy/không chấp nhận việc chạy chức, chạy quyền.

Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

– Có tinh thần trách nhiệm cao, đạt kết quả cao trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, cụ thể:

* Về công tác chuyên môn:……………………

* Về công tác Chi bộ:………… (nếu có thành tích cụ thể thì ghi rõ như: Được Huyện ủy tặng bằng khen, được Tỉnh ủy tặng bằng khen,…)

– Hoàn thành tốt nghĩa vụ của công dân nơi cư trú; thực hiện tốt các công việc mà bên Chi bộ giao.

Về ý thức tổ chức kỷ luật:

– Thực hiện đúng các nguyên tắc tập trung dân chủ trong việc tổ chức, hoạt động và sinh hoạt của Đảng, chấp hành đúng sự phân công, cũng như sự điều động của Chi bộ, đơn vị đang công tác;

– Luôn thực hiện nề nếp, chế độ sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí theo quy định;

– Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đảng, đợt sinh hoạt chính trị theo quy định của địa phương, Điều lệ Đảng;

– Chấp hành đúng các nội quy, quy định của địa phương, đơn vị công tác, chi bộ Đảng;

– Có thái độ cầu thị trong việc nhận sửa chữa, khắc phục khuyết điểm.

Kết quả phát huy những ưu điểm trước đó, khắc phục và sửa chữa các khuyết điểm, yếu kém:

– Luôn luôn giữ vững, kiên định lập trường trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị. Tuyệt đối chấp hành các quy định, quy chế về Đảng viên, tích cực trau dồi kiến thức, học tập và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về Đảng viên theo quy định;

– Xây dựng Đảng ủy, Chi bộ đảng, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đơn vị, cơ quan, tổ chức trong sạch, vững mạnh và ngày càng tiến bộ;

– Thực hiện tốt tất cả các nguyên tắc mà Đảng ủy, Chi bộ đề ra;

– Giải quyết các công việc một cách hiệu quả, đã biết linh hoạt, mềm dẻo trong giải quyết công việc.

Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân:

– Các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về các chủ trương, chính sách và các Nghị quyết, Quy định của Đảng; kiến thức pháp luật còn hạn chế;

– Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu để có những giải pháp phù hợp nhằm phát huy tốt hơn nữa trong hoạt động của Chi bộ, Đảng ủy cũng như trong công tác chuyên môn của bản thân;

– Còn e dè, không tự tin đưa ra các đóng góp ý kiến, các đề xuất mới trong sinh hoạt Chi bộ vì còn thiếu tự tin, lo lắng và có sự nể nang tình cảm trong công tác phê bình và tự phê bình các đồng chí, đồng nghiệp.

Phương hướng và biện pháp khắc phục, sửa chữa yếu kém, khuyết điểm trong thời gian tới:

– Trong thời gian tới sẽ cố gắng phát huy ưu điểm, khắc phục về góp ý phê bình và tự phê bình cho đồng nghiệp, mạnh dạn, tích cực tham gia đóng góp ý kiến hơn trong sinh hoạt chi bộ. Trong quá trình giải quyết công việc phải linh hoạt, chủ động nhưng thận trọng, thể hiện thái độ kiên quyết, cứng rắn trong đấu tranh hạn chế tối đa các hành vi tham ô, tham nhũng, sai trái của các đồng chí, đồng nghiệp từ đó góp phần xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh;

– Tự giác học tập, tích cực nghiên cứu, cập nhật kiến thức, cập nhật các nội dung mới, văn bản pháp luật mới để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực công tác, tạo cơ sở để tuyên truyền các kiến thức pháp luật, các chính sách của Đảng ủy và Nhà nước tới mọi công dân;

– Tự ý thức về việc rèn luyện bản chất vô tư, khách quan, trung thực, mạnh dạn và nói thẳng, nói thật, chân thành;

– Thường xuyên, tích cực tu dưỡng và rèn luyện đạo đức lối sống để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

Tự nhận mức xếp loại chất lượng Đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức:

+ Xếp loại đảng viên: Đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Xếp loại cán bộ, công chức: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi họ tên)

ĐÁNG GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN

1. Nhận xét, đánh giá của chi bộ:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Chi bộ phân loại chất lượng: ……………………

…………., ngày ……tháng…..năm 20…

T/M CHI BỘ

BÍ THƯ

2. Đảng ủy, chi ủy cơ sở phân loại chất lượng:…………………

…………., ngày ……tháng…..năm 20…

T/M ĐẢNG ỦY

V. Một số mẫu bản kiểm điểm Đảng viên khác

1. Mẫu tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Đảng Viên Dự Bị

Kính gửi: Chi ủy:……

Đảng ủy:……

Tôi là:……

Quê quán: ……

Nơi ở hiện nay: ……

Được kết nạp vào Đảng ngày …… tháng …… năm ………, tại Chi bộ:……

Hiện công tác và sinh hoạt tại……

Căn cứ tiêu chuẩn đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu thực hiện nhiệm vụ đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

Ưu điểm:

– Kiên định lập trường, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Luôn thực hiện đúng chủ trương, quan điểm, đường lối, Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

– Tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

– Tự giác chấp hành chế độ học tập các Nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách của nhà nước để không ngừng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn.

– Nêu cao tinh thần phẩm chất, đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có lối sống trong sáng, lành mạnh, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ bạn bè và đồng nghiệp.

– Luôn gương mẫu nêu cao vai trò của người đảng viên, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình.

– Chấp hành tốt và thực hiện tiết kiệm trong các hoạt động công tác thường xuyên, luôn đấu tranh chống tham ô, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác, không vi phạm những điều đảng viên không được làm.

– Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, đoàn kết nội bộ, trung thực với đảng, có ý thức và thực hiện tốt việc xây dựng nội bộ Đảng. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của công dân nơi cư trú.

– Luôn là một công chức gương mẫu và hoàn thành có chất lượng trước mọi công việc được phân công.

– Hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Tự giác, sáng tạo trong công việc đảm nhận nhiều công việc chung của tổ chuyên môn, của Chi đoàn và Công đoàn phân công. Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

– Chấp hành và thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, có ý thức tổ chức kỷ luật, phục tùng tuyệt đối sự phân công của Lãnh đạo.

– Tham gia sinh hoạt đảng đều đặn và đóng đảng phí đúng quy định, thực hiện tốt các nội quy, quy chế của tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị.

Khuyết điểm:

– Công việc là tổng hợp thống kê do các số liệu tương đối lớn nên việc tổng hợp vẫn còn có sai sót.

– Chưa mạnh dạng phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.

– Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.

Biện pháp khắc phục khuyết điểm

– Bản thân sẽ luôn phấn đấu tránh không ngại nói lên ý kiến trước mọi người để xây dựng cho bản thân một cơ sở tiếp xúc đa dạng và tiếp thu có hiệu quả trong các cuộc họp.

– Qua một năm công tác và là đảng viên dự bị Tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện trở thành đảng viên chính thức. Đề nghị Chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cấp trên quyết định công nhận tôi là đảng viên chính thức.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ đảng viên, xứng đáng là người đảng viên tốt của Đảng./.

….. ngày …… tháng…… năm 20…

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

2. Mẫu tự đánh giá cuối năm của viên chức

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC

 

Năm ……….

Họ và tên: ……(1)……..

Chức danh nghề nghiệp: …(2)….

Đơn vị công tác: …..(3)……

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:

……………

2. Đạo đức, lối sống:

…………..

3. Tác phong, lề lối làm việc:

…………..

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:

…………

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỷ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):

……………

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):

…………

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:

……..

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:

…….

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:

……

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:

……

2. Tự xếp loại chất lượng:

…….

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

………..

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:

………….

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:

………

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

….., ngày….tháng….năm….
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

.............., ngày ........ tháng ......... năm .........

 

BẢN KIỂM ĐIỂM ĐẢNG VIÊN

 

Kính gửi:  - Chi ủy chi bộ .................................................................. 

                 - Đảng ủy ......................................................................... 

Tên tôi là: ........................................................................................... 

Sinh ngày: .......................................................................................... 

Nơi ở hiện nay: ................................................................................. 

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ........ tháng ........ năm ............

Tại chi bộ: ........................................................................................ 

Chính thức ngày: ..................................... tại chi bộ: ....................... 

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .......................  Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

Về tư tưởng chính trị:

- Bản thân luôn có lập trường tư tưởng vững vàng trung thành với dường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Luôn tuân thủ chấp hành thực hiện theo quan điểm, chủ trương đường lối, nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.

- Tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

- Luôn trau dồi kiến thức tự để nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác cho bản thân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về phẩm chất đạo đức, lối sống

- Bản thân luôn có lối sống lành mạnh, giữ gìn phẩm chất tư cách đạo đức tính tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, giáo viên. Có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác, thực hành và vận động gia đình và nhân dân thực hiện lối sống tiết kiệm, thường xuyên tham gia và thực hiện các Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", chấp hành Quy định của Bộ Chính trị về những điều Đảng viên không được làm.

- Luôn có ý thức xây dựng tập thể đoàn kết trong các hoạt động ở chi bộ Đảng và cơ quan luôn giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng.

- Tạo mối quan hệ thân thiện hòa nhã với nhân dân địa phương, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao

- Trong quá trình công tác bản thân luôn ý thức được trách nhiệm công việc và nhiệm vụ được giao. Về công tác chuyên môn bản thân tôi luôn nỗ lực trau dồi chuyên môn bằng cách đọc sách báo, tài liệu liên quan để tích lũy. Đi làm đúng giờ và đảm bảo đúng quy chế chuyên môn. Với các công việc tập thể bản thân luôn nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được cấp trên giao phó. Luôn hoàn thành đúng thời gian quy định và kịp thời.

- Xây dựng mối quan hệ thân thiện hòa nhã, đúng chuẩn mực với chi ủy, đảng ủy cơ sở và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân nơi cư trú.

- Tham gia thường xuyên các hoạt động xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, cơ quan đơn vị nơi công tác.

Tổ chức kỷ luật trong Đảng

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình, có ý thức tô chức kỷ luật, tuân thủ sự phân công, điều động của tổ chức và các cấp có thẩm quyền.

- Tích cực tham gia sinh hoạt Đảng và đóng Đảng phí đầy đủ theo quy định; thực hiện nội quy, quy chế của tổ chức Đảng, cơ quan, các đoàn thể đã đề ra.

Về hạn chế và khuyết điểm

- Chưa hiểu hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân nơi đang công tác.

- Chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến với đồng nghiệp.

Biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm:

Chủ động trao đổi với nhân dân, thẳng thắn đóng góp ý kiến với đồng nghiệp để nâng cao hiệu suất công việc.

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi trong quá trình sinh hoạt đảng tại chi bộ, Đảng bộ. Nay do tôi xin được chuyển sinh hoạt Đảng đến chi bộ .............., Đảng bộ ............... 

Kính mong chi ủy chi bộ, Đảng ủy ..................................................... tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt Đảng đến đơn vị mới. Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký và ghi rõ họ tên)
 

NHẬN XÉT CỦA CHI ỦY CHI BỘ

............................................................................................................................

.............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Ngày……tháng……năm…

T/M CHI ỦY

BÍ THƯ

ĐẢNG UỶ …………………… XÁC NHẬN…………….

Chữ ký đồng chí: ……………………………………………………

……………., ngày…… tháng…… năm…

T/M ĐẢNG ỦY

BÍ THƯ

4. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3

ĐẢNG BỘ …………………..

Chi bộ: …………………….

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
—————

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Họ và tên: ……………………………………………………………… 

Ngày sinh: ……………………………………………………………… 

Đơn vị công tác: ……………………………………………………… 

Ngày vào Đảng: …………………  Ngày chính thức: ……………… 

Nay tôi tự kiểm bản thân với những sự việc xảy ra như sau:

– Hiện nay tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình: sinh con thứ 03 (hoặc hơn).

– Nguyên nhân sai phạm: Tôi đã thực hiện kế hoạch hóa gia đình bằng biện pháp đặt vòng, tuy nhiên vẫn mang thai ngoài ý muốn. Vì lý do sức khỏe không bảo đảm, ảnh hưởng đến tính mạng nên tôi không thể thực hiện biện pháp phá thai. Vì thế tôi đã sinh con thứ 03 (hoặc hơn).

– Về hình thức xử phạt đối với trường hợp sinh con thứ 03 tại Điều 5 Quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình (được ban hành kèm theo Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 23/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) hình thức kỷ luật như sau:

– Hình thức kỷ luật “Khiển trách”: áp dụng đối với các công chức, viên chức sinh con thứ 03 (hoặc hơn).

– Với quy chế xử lý kỷ luật đã được ban hành, bản thân tôi tự nhận hình thức kỷ luật: Khiển trách.

Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định.

 

 ………, ngày … tháng … năm ……….

Người viết kiểm điểm

(Ký và ghi rõ họ tên)

VI. Một số vấn đề liên quan đến kiểm điểm Đảng viên cuối năm

1. Ai phải làm bản kiểm điểm Đảng viên?

ai-phai-lam-ban-kiem-diem-dang-vien

 Ai phải làm bản kiểm điểm Đảng viên?

Căn cứ theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019 quy định thì:

Người phải viết bản kiểm điểm là đảng viên trong toàn Đảng (trừ đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng, đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng). Đối với cấp ủy viên bị đình chỉ sinh hoạt cấp ủy thì vẫn phải kiểm điểm.

Thời gian thực hiện kiểm điểm đảng viên được tiến hành trước khi tổng kết năm của tổ chức, cơ quan, đơn vị.

2. Kiểm điểm, đánh giá Đảng viên nhằm mục đích gì?

Kiểm điểm và đánh giá Đảng viên trong tổ chức Đảng nhằm mục đích chính là:

  1. Đảm bảo tính đoàn kết và đoàn thể: Qua quá trình kiểm điểm, tổ chức Đảng có thể đảm bảo rằng tất cả các Đảng viên tuân theo nguyên tắc và giá trị của Đảng, tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ giữa các thành viên.

  2. Đảm bảo đạo đức và tính chất lãnh đạo: Kiểm điểm giúp đảm bảo rằng Đảng viên duy trì đạo đức và tính cách lãnh đạo đáng khen ngợi. Điều này đảm bảo rằng họ là những mẫu hình tích cực và có thể thúc đẩy sự phát triển của Đảng và cộng đồng.

  3. Đánh giá sự đóng góp và hiệu suất: Qua việc kiểm điểm, tổ chức Đảng có thể đánh giá sự đóng góp của Đảng viên trong các hoạt động Đảng và công việc của họ. Điều này giúp xác định những thành viên xuất sắc và cần được khuyến khích thêm.

  4. Cải thiện hoạt động tổ chức: Kiểm điểm Đảng viên cung cấp thông tin về sự tổ chức và quản lý của Đảng. Nếu có những vấn đề hoặc điểm yếu, tổ chức có thể thực hiện cải thiện để nâng cao hiệu suất và tính hiệu quả của mình.

  5. Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Đánh giá Đảng viên có thể giúp họ nhận biết những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Nó cũng có thể đề xuất các biện pháp cải thiện và đào tạo để họ có thể phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực.

  6. Giữ vững giá trị và mục tiêu Đảng: Kiểm điểm giúp đảm bảo rằng tất cả các Đảng viên duy trì sự cam kết đối với giá trị, mục tiêu và lý tưởng của Đảng. Điều này đảm bảo tính nhất quán và động viên các thành viên tiếp tục hỗ trợ và phát triển Đảng.

Tóm lại, kiểm điểm và đánh giá Đảng viên là một phần quan trọng của quản lý Đảng và đảm bảo tính chất lượng, đạo đức và hiệu suất trong tổ chức Đảng và cộng đồng mà họ phục vụ.

3. Kiểm điểm Đảng viên theo các nội dung gì?

Khi kiểm điểm Đảng viên, tổ chức Đảng thường xem xét một loạt các nội dung để đánh giá đối với mỗi Đảng viên. Dưới đây là các nội dung quan trọng mà có thể được sử dụng trong quá trình kiểm điểm Đảng viên:

  1. Đạo đức và đứng đắn: Đánh giá mức độ đạo đức và đứng đắn của Đảng viên trong việc thực hiện các hoạt động cá nhân và chuyên môn.

  2. Trung thực và tôn trọng: Xem xét khả năng của Đảng viên để thể hiện tính trung thực và tôn trọng trong giao tiếp và xử lý vấn đề.

  3. Khả năng lãnh đạo: Đánh giá khả năng lãnh đạo của Đảng viên trong việc hướng dẫn và tạo động viên cho người khác.

  4. Đóng góp cho cộng đồng: Xem xét việc Đảng viên đóng góp vào cộng đồng và xã hội, bằng cách tham gia vào các hoạt động từ thiện hoặc dự án có ý nghĩa xã hội.

  5. Hoạt động Đảng: Đánh giá mức độ tham gia và đóng góp của Đảng viên trong các hoạt động của tổ chức Đảng, chẳng hạn như việc tham dự các cuộc họp Đảng, làm việc trong các ủy ban Đảng, và giới thiệu các chương trình hoặc ý tưởng mới.

  6. Hiệu suất công việc: Xem xét hiệu suất và thành tích của Đảng viên trong công việc hoặc nhiệm vụ được giao, đặc biệt là trong các vị trí liên quan đến chính trị và xã hội.

  7. Thái độ và tương tác xã hội: Đánh giá thái độ và cách Đảng viên tương tác với đồng nghiệp, bạn bè và cộng đồng xung quanh.

  8. Đào tạo và phát triển cá nhân: Xem xét việc Đảng viên tham gia vào các khóa học đào tạo và cơ hội phát triển cá nhân để nâng cao kỹ năng và kiến thức.

  9. Tuân thủ quy tắc và nghị quyết Đảng: Đảm bảo rằng Đảng viên tuân thủ các quy tắc và nghị quyết của tổ chức Đảng.

  10. Điểm mạnh và điểm yếu: Xác định các điểm mạnh và điểm yếu của Đảng viên để có thể đề xuất các biện pháp cải thiện và phát triển.

  11. Thái độ và lòng dũng cảm: Đánh giá thái độ và sự lòng dũng cảm của Đảng viên trong việc đối diện với thách thức và khó khăn.

  12. Tuân thủ pháp luật: Đảm bảo rằng Đảng viên tuân thủ tất cả các quy định pháp luật và luật pháp liên quan đến hoạt động của họ.

Quá trình kiểm điểm Đảng viên dựa trên những nội dung này giúp tổ chức Đảng đảm bảo tính chất lượng, đạo đức, và hiệu suất của các Đảng viên trong việc thực hiện mục tiêu và giá trị của Đảng.

4. Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?

Việc miễn công tác Đảng viên không nhất thiết phải dẫn đến việc kiểm điểm. Miễn công tác Đảng viên có thể xảy ra vì nhiều lý do khác nhau, như quyết định của cấp ủy Đảng, yếu tố cá nhân, hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, hoặc nhu cầu của tổ chức Đảng. Thường thì miễn công tác Đảng viên được xem xét và quyết định bởi các cấp ủy Đảng hoặc cơ quan quản lý Đảng.

Tuy nhiên, trong trường hợp miễn công tác Đảng viên do vi phạm nghiêm trọng các quy tắc, quy định hoặc nguyên tắc của Đảng, có thể cần tiến hành kiểm điểm để xác định việc miễn công tác này có được thực hiện một cách hợp pháp và công bằng hay không. Kiểm điểm trong trường hợp này có thể đánh giá các yếu tố như đạo đức, tính trung thực, và khả năng lãnh đạo của Đảng viên.

Tóm lại, miễn công tác Đảng viên có thể không dẫn đến việc kiểm điểm nếu lý do miễn công tác là hợp lý và không liên quan đến vi phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp miễn công tác liên quan đến vi phạm nghiêm trọng, việc kiểm điểm có thể được xem xét để đảm bảo tính công bằng và tuân thủ quy định của Đảng.

5. Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên thế nào?

Đánh giá và xếp loại chất lượng Đảng viên là quá trình quan trọng để đảm bảo tính chất lượng, đạo đức và hiệu suất của các Đảng viên trong tổ chức Đảng. Thường thì việc này được thực hiện thông qua các bước sau:

  1. Xác định tiêu chí đánh giá: Trước khi tiến hành đánh giá, cần xác định rõ các tiêu chí mà tổ chức Đảng sẽ sử dụng để đánh giá Đảng viên. Các tiêu chí này thường bao gồm đạo đức, khả năng lãnh đạo, đóng góp cho cộng đồng, hoạt động Đảng, và hiệu suất công việc, cùng với các tiêu chí khác tùy theo mục tiêu cụ thể của tổ chức.

  2. Thu thập thông tin và dữ liệu: Để đánh giá chất lượng của Đảng viên, cần thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hoạt động, thành tích và hành vi của họ trong khoảng thời gian đã xác định.

  3. Đánh giá sự tuân thủ: Xác định mức độ tuân thủ của Đảng viên đối với quy tắc và nghị quyết của Đảng. Điều này bao gồm việc tuân thủ các quy định pháp luật và quy tắc của tổ chức Đảng.

  4. Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Xem xét thông tin thu thập được để xác định điểm mạnh và điểm yếu của Đảng viên trong các tiêu chí đã đề ra.

  5. Phân loại và xếp loại: Dựa trên kết quả đánh giá, Đảng viên có thể được phân loại và xếp loại thành các nhóm hoặc hạng mức khác nhau dựa trên mức độ đáp ứng các tiêu chí đã xác định.

  6. Phản hồi và hỗ trợ: Sau khi xếp loại, cần thảo luận với Đảng viên về kết quả và đề xuất các biện pháp cải thiện hoặc hỗ trợ nếu cần thiết.

  7. Lập bản báo cáo: Tạo bản báo cáo đánh giá chất lượng của Đảng viên, nêu rõ điểm số và đánh giá chi tiết về từng tiêu chí.

  8. Theo dõi và đánh giá định kỳ: Đảng viên nên được đánh giá định kỳ để theo dõi sự phát triển và cải thiện của họ và đảm bảo tính chất lượng và đạo đức trong tổ chức Đảng.

Quá trình này giúp tổ chức Đảng duy trì và phát triển một đội ngũ Đảng viên chất lượng, đáp ứng được mục tiêu và giá trị của tổ chức.

VII. Mọi người cũng hỏi

1. Tại sao cần phải làm bản tự kiểm điểm Đảng viên?

Để các đảng viên tự kiểm điểm, tự soi, tự sửa lại mình để đề ra chủ trương, giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ; làm căn cứ để thực hiện các nội dung về công tác cán bộ; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

2. Kiểm điểm đảng viên phải tuân theo các nguyên tắc nào?

  • Đúng chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết, thống nhất; trung thực, khách quan, toàn diện; công bằng, công khai, minh bạch; đúng thẩm quyền, trách nhiệm.
  • Bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
  • Lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm gốc; kết quả, hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu trong đánh giá, xếp loại hằng năm.
  • Gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể; người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý được phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn với kết quả hoạt động, hiệu quả công tác của địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị.

3. Căn cứ để kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên là gì?

Việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đảng viên cần căn cứ vào:

  • Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của tập thể; nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cá nhân.
  • Cơ chế hoạt động, quy chế làm việc của tập thể; các quy định về việc chấp hành Điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, việc tu dưỡng, rèn luyện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa giao tiếp, tác phong, lề lối làm việc của cá nhân.
  • Chương trình, kế hoạch công tác, các chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, phê duyệt hằng năm.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về cách viết bản tự kiểm điểm đảng viên thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

✅ Cách viết: Bảng tự kiểm điểm Đảng viên
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo