1. Bản kiểm điểm là gì?
Bản kiểm điểm tiếng Anh là self-criticism là một loại văn bản người viết sử dụng để tự nhận xét, đánh giá lại những hành vi, kết quả công tác, học tập của bản thân trong một khoảng thời gian nhất định.
Bản kiểm điểm thường được viết khi cá nhân có những vi phạm nội quy, quy định tại nơi học tập, làm việc hoặc được viết khi kết thúc một năm học, nhiệm kỳ công tác. Bản kiểm điểm có thể được áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau như học sinh, sinh viên, người lao động, cán bộ viên chức, Đảng viên...Mục đích của bản kiểm điểm là để người viết nhìn nhận được những ưu điểm và nhược điểm của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm và cải thiện bản thân.
Bản kiểm điểm thường bao gồm các phần sau:
-
Lời xin lỗi về hành vi sai trái hoặc vi phạm.
-
Giải thích về lý do tại sao hành vi đó đã xảy ra.
-
Cam kết không tái phạm hành vi đó.
-
Kế hoạch cải thiện bản thân trong tương lai.
Bản kiểm điểm là một công cụ hữu ích để giúp một cá nhân học hỏi từ lỗi lầm và trở thành người tốt hơn. Nó cũng có thể giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân và tổ chức.
2. Có những loại bản kiểm điểm nào?
Hiện nay có nhiều loại bản kiểm điểm khác nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng. Một số loại bản kiểm điểm phổ biến là:
1) Bản tự kiểm điểm: Dành cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, Đảng viên khi kết thúc một thời gian, quá trình rèn luyện, công tác để đánh giá, tổng kết kết quả đạt được, những ưu, nhược điểm của bản thân trong một năm học tập, công tác, làm việc.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 2, Nghị định 90/2020/NĐ-CP, các cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 6 tháng, thì không thực hiện đánh giá chất lượng, nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp có thai và nghỉ theo chế độ.
Do đó, các cán bộ, công chức, viên chức cần thực hiện kiểm điểm thời gian công tác trong năm, kể cả những cán bộ chưa công tác đủ 06 tháng, ngoại trừ một số trường hợp nghỉ theo chế độ thai sản quy định.
2) Bản kiểm điểm cá nhân: Dành cho giáo viên, công chức, học sinh, sinh viên khi cần kiểm điểm, trình bày khuyết điểm hoặc lỗi của cá nhân trong sự việc nào đó, tự đánh giá mức độ phạm lỗi của mình để cấp trên có cơ sở đánh giá hình thức kỷ luật đối với mình.
Bản kiểm điểm cá nhân thường được thực hiện vào thời điểm cuối năm trước khi tổng kết năm học hoặc đánh giá nhân viên.
3) Bản tự kiểm điểm Đảng viên: Dành cho Đảng viên khi kết thúc một năm hoặc một nhiệm kỳ để tổng kết quá trình tu dưỡng, rèn luyện, công tác và phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của người Đảng viên trong năm hoặc nhiệm kỳ.
Theo quy định tại Tiểu mục 1, Mục I, Hướng dẫn 21-HD/BTCTW năm 2019, đảng viên phải tự kiểm điểm phê bình, tự phê bình, đánh giá chất lượng hàng năm, để các cấp Ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị, từng cá nhân có thể tự soi và sửa mình. Từ đó, đề ra chủ trương, giải pháp trong thời gian tới, để phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm trong công tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và Đảng viên.
3. Cách viết bản kiểm điểm như thế nào?
Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân có thể khác nhau tùy thuộc vào từng đối tượng và hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, một bản kiểm điểm cơ bản thường bao gồm các nội dung sau:
1) Quốc hiệu: "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" và Tiêu ngữ: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
2) Tiêu đề văn bản: Bản kiểm điểm
3) Địa chỉ gửi: Cần nêu rõ gửi ai? Tên và chức vụ của người nhận bản kiểm điểm;
4) Thông tin cá nhân của người viết kiểm điểm:
- Họ tên, lớp, trường học, năm học (nếu là học sinh);
- Họ tên, ngày/tháng/năm sinh, chức vụ và đơn vị công tác (nếu là người lao động)
5) Nội dung kiểm điểm: Người viết trình bày rõ ràng và trung thực về những hành vi, kết quả công tác, học tập của mình trong khoảng thời gian được quy định, nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm, thừa nhận lỗi sai và cam kết sửa chữa, đề xuất các giải pháp cải thiện bản thân.
Hoặc bạn cũng có thể viết bản kiểm điểm bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:
- Trình bày sự việc đã xảy ra, xác định bản thân có lỗi trong sự việc đó không?
- Nguyên nhân hoặc lý do xảy ra sự việc?
- Hậu quả của hành vi sai phạm?
- Bản thân tự nhận hình thức kỷ luật nào?
- Lời hứa không tái phạm hành vi đó?
6) Thời gian và địa điểm viết bản kiểm điểm
7) Chữ ký của người viết bản tự kiểm điểm.
Bản kiểm điểm sau đó được gửi lên bộ phận có thẩm quyền để giải quyết.
4. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân thông dụng 2023
Bạn có thể tham khảo một số mẫu bản kiểm điểm dành cho các đối tượng khác nhau dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN KIỂM ĐIỂM Kính gửi:……… Tôi tên là:……… Đơn vị:……… Chức vụ:……… Nhiệm vụ được giao:…… Theo yêu cầu của lãnh đạo công ty, tôi xin tự kiểm điểm bản thân như sau: Trình bày sự việc xảy ra:………… Xác định lỗi của bản thân khi xảy ra sự việc:…… Nguyên nhân sai phạm:…… Hậu quả do sai phạm xảy ra:…… Tự nhận hình thức kỷ luật:……… …….Ngày…….tháng……năm…… NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM (Ký và ghi rõ họ tên)
|

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN Ngày …. tháng…....năm……. Kính gửi:……………………………………………………. Tên tôi là:…………………………………………………… Sinh ngày:…………………………………………………… Chức vụ:…………………………………………………….. Đơn vị công tác:……………………………………………. Hôm nay, tôi viết bản kiểm điểm xin tự đánh giá quá trình công tác của tôi trong năm 2023 như sau: - Về phẩm chất chính trị đạo đức và lối sống: + ……………………………………………………….. + ………………………………………………………… - Về chuyên môn nghiệp vụ + ………………………………………………………… + ………………………………………………………… - Phần tự đánh giá cá nhân + Ưu điểm: …………………………………………………………… + Nhược điểm: …………………………………………………………… Trên đây là bản kiểm điểm tự đánh giá, xếp loại quá trình công tác của tôi trong năm. Kính mong nhận được sự giúp đỡ của lãnh đạo, tập thể cán bộ và đồng nghiệp trong công ty để tôi được hoàn thiện hơn trong năm tới. Tôi xin trân trọng cảm ơn! ….., ngày….tháng ….năm……….. Người viết bản kiểm điểm (Ký, ghi rõ họ và tên)
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN KIỂM ĐIỂM Kính gửi : Ban Giám Hiệu trường………………………………. Em tên là: ………………………………………………………………………. Học sinh lớp …………..Năm học: ………… Sinh ngày : ……. tháng ……. năm ……… Hiện đang trú tại: ………………………………………………………….......................... Họ, tên bố (mẹ hoặc người đỡ đầu):……………………………………………………….. Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau: …………………………………………………………………………………………………… Với mức độ vi phạm khuyết điểm như em đã trình bày trên đây, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin tự nhận hình thức kỷ luật:…………………………………………….. …….Ngày…….tháng……năm…… Chữ ký học sinh (Ký và ghi rõ họ tên) ................................... |
Bản kiểm điểm học sinh thường được sử dụng khi học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, lớp học. Bản kiểm điểm nhằm tự đánh giá hành vi của bản thân học sinh khi phạm lỗi, hoặc kiểm điểm lại những vi phạm trong một kỳ học.
Mọi người cũng hỏi
Câu hỏi 1: Bản kiểm điểm là gì?
Trả lời: Bản kiểm điểm là một văn bản hoặc biểu mẫu mà một cá nhân, một nhân viên, hoặc một thành viên trong tổ chức cung cấp để tự đánh giá hiệu suất, hoạt động, hoặc đạt được mục tiêu trong một khoảng thời gian cụ thể. Bản kiểm điểm thường đi kèm với các tiêu chí và mục tiêu đã được đặt ra trước đó.
Câu hỏi 2: Bản kiểm điểm có mục đích gì?
Trả lời: Bản kiểm điểm có mục đích chính để tự đánh giá và đánh giá cải tiến cá nhân hoặc hiệu suất của người thực hiện. Nó giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, và cơ hội cải thiện trong quá trình làm việc hoặc tham gia vào hoạt động nào đó. Bản kiểm điểm cũng có thể là công cụ hỗ trợ quản lý trong tổ chức để theo dõi tiến trình làm việc và đạt được mục tiêu.
Câu hỏi 3: Ai thường thực hiện việc kiểm điểm bản thân?
Trả lời: Người thực hiện việc kiểm điểm bản thân có thể là cá nhân hoặc nhân viên, từ các cấp quản lý đến nhân viên cơ sở. Tùy thuộc vào mục đích và ngữ cảnh, bản kiểm điểm có thể được thực hiện định kỳ, trong quá trình đặt ra mục tiêu, hoặc khi cần đánh giá tiến trình và kết quả của một dự án hoặc nhiệm vụ.
Câu hỏi 4: Khi nào thường thực hiện việc kiểm điểm bản thân?
Trả lời: Việc kiểm điểm bản thân có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau, bao gồm:
-
Định kỳ: Nếu tổ chức có chương trình kiểm điểm định kỳ, người thực hiện thường thực hiện kiểm điểm theo lịch trình đã định.
-
Cuối năm: Kết thúc một năm là thời điểm thích hợp để tự đánh giá những gì đã đạt được và những gì cần cải thiện trong năm đó.
-
Khi hoàn thành một dự án: Sau khi hoàn thành một dự án hoặc nhiệm vụ, người thực hiện có thể tự đánh giá quá trình và kết quả để rút ra kinh nghiệm.
-
Khi có sự thay đổi lớn: Khi có thay đổi trong vai trò, nhiệm vụ, hoặc mục tiêu cá nhân, việc kiểm điểm bản thân giúp đảm bảo tiến độ và hướng dẫn cải thiện.
Nội dung bài viết:
Bình luận