Youtube là một trang website cho phép chia sẻ video nổi tiếng của thế giới. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: giải trí, học tập, âm nhạc. Phim ảnh, truyền tải nhiều thông tin… Là nơi người dùng có thể tải lên hoặc tải về các video mà mình cảm thấy hữu ích. Trong những năm gần đây, Youtube còn là công cụ kiếm tiền của bộ phận giới trẻ nắm bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ số. Đăng tải phim lên Youtube có vi phạm bản quyền không? Cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây.
Đăng tải phim lên Youtube có vi phạm bản quyền không?
1.Quy định của pháp luật về Bản quyền phim
Tác phẩm phim hay còn được gọi là tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy được hiểu là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì bản quyền của tác phẩm phim này được bảo hộ kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được xem là tác giả của tác phẩm và được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ và các quyền khác theo thỏa thuận.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được xem là chủ sở hữu đối với tác phẩm và có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2.Hành vi vi phạm bản quyền phim ảnh
Phim ảnh hay tác phẩm điện ảnh là một trong những đối tượng được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Bản quyền phim ảnh là đối tượng được bảo hộ mà cụ thể là bảo hộ bằng quyền tác giả nên các hành vi sử dụng hay có liên quan đến tác phẩm mà không được sự cho phép sẽ bị xem là vi phạm bản quyền. Cụ thể, tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 xác định các hành vi này bao gồm:
- Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
- Mạo danh tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
- Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
- Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
- Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
- Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
- Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
- Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
- Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đăng tải phim lên Youtube mà không có sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm phim ảnh là hành vi vi phạm bản quyền phim.
3.Xử lý vi phạm bản quyền phim ảnh
Tùy theo mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà sẽ có hình thức xử lý tương ứng. Đối với những hành vi vi phạm bản quyền thì sẽ có các biện pháp xử lý sau:
3.1.Biện pháp dân sự
Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.
3.2.Biện pháp hành chính
Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
3.3.Biện pháp hình sự
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thu thập chứng cứ, nếu phát hiệu hành vi xâm phạm có dấu hiệu tội phạm thì áp dụng các chế tài xử phạt theo Bộ luật Hình sự.
Trên đây là tư vấn của ACC về đăng tải phim lên Youtube. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận