Cách tính tiền ra quân của bộ đội (Cập nhật 2024)

Tham gia nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân Việt Nam. Khi đủ độ tuổi để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì công dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ “đi theo tiếng gọi Tổ quốc” để tham gia nghĩa vụ quân sự. Trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự thì đương nhiên người tham gia tại ngũ sẽ không thể tham gia vào thị trường lao động để tạo ra nguồn thu nhập. Vậy khi công dân tham gia nghĩa vụ quân sự hai năm và được xuất ngũ theo quy định của pháp luật thì họ sẽ được bao nhiêu tiền?

chuyen-giao-cong-nghe-30-1

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

– Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ

– Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của họ

Xem thêm về Xuất ngũ là gì? qua bài viết của Công ty Luật ACC để nắm rõ hơn thông tin chi tiết.

2. Quy định về nhập ngũ:

Tại khoản 3 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

“Nhập ngũ là việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển”.

Như vậy, nhập ngũ chính là việc công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển.

Nghĩa vụ quân sự chính là một nghĩa vụ đầy vẻ vang của công dân Việt Nam phục vụ trong Quân đội nhân dân. Công dân Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm có phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân Việt Nam, cụ thể:

– Nghĩa vụ phục vụ tại ngũ:

+ Công dân là nam giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phải phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân, trừ một số trường hợp theo luật định sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.

+ Đối với những công dân là nữ giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu những công dân này tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong thời bình đồng thời quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ.

– Nghĩa vụ trong ngạch dự bị:

+ Nghĩa vụ phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân là nam giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm các trường hợp như sau: công dân hết độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng lại chưa phục vụ tại ngũ; công dân thôi phục vụ tại ngũ; công dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân.

+ Đối với những công dân là nữ giới nằm trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có ngành, nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội nhân dân (ví dụ như trình độ thạc sĩ trong ngành y, dược,…)

Quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự quy định tất cả các công dân mà nằm trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn hay nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

Tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ như sau:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”

Như vậy độ tuổi đối với công dân Việt Nam được Nhà nước gọi nhập ngũ bắt đầu khi công dân đó từ đủ 18 tuổi cho đến hết 25 tuổi, tuy nhiên những đối tượng là công dân đã thực hiện tạm hoãn gọi nhập ngũ khi họ đang trong quá trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì những đối tượng này sẽ được Nhà nước gọi nhập ngũ đến khi họ hết 27 tuổi.

Đối với tiêu chuẩn tuyển quân, nhà nước và các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải căn cứ vào tuổi đời của công dân, tiêu chuẩn chính trị của công dân, tiêu chuẩn sức khoẻ của công dân và tiêu chuẩn văn hoá của công dân và phải thực hiện theo nguyên tắc tuyển đủ số lượng, phải bảo đảm chất lượng, phải lấy tiêu chuẩn từ cao xuống thấp; phải thực hiện dân chủ, công bằng, công khai và an toàn, tiết kiệm.

Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có định về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

“1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:

a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;

b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.

3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự thì những công dân nhập ngũ phục vụ tại ngũ trong thời bình mà có chức vụ là hạ sĩ quan và binh sĩ sẽ có thời hạn phục vụ là 24 tháng (02 năm) hoặc có thể dài hơn nhưng tối đa là 02 năm 06 tháng.

3. Quy định về xuất ngũ:

Xuất ngũ chính là việc các hạ sĩ quan, binh sĩ thôi phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển.

Điều kiện để các công dân đang thực hiện phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển xuất ngũ như sau:

– Các hạ sĩ quan, binh sĩ quan thực hiện xong nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 02 năm hoặc tối đa là 2 năm 06 tháng nếu họ được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ

– Các hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn nếu họ được Hội đồng giám định y khoa của quân sự kết luận là họ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục phục vụ tại ngũ hoặc các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

Khi đã xuất ngũ và về nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập thì các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự để thực hiện đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị trong thời hạn 15 ngày làm việc.

Xem thêm về Hồ sơ xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ năm 2023 qua bài viết của Công ty Luật ACC để nắm rõ hơn thông tin chi tiết.

4. Chế độ cho các hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ xuất ngũ:

Theo những phân tích trên và theo quy định của pháp luật thì sau hai năm (hoặc tối đa là 2,5 năm) kể từ khi hạ sĩ quan, binh sĩ bắt đầu thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thì họ sẽ được xuất ngũ.

Khi họ xuất ngũ họ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách mà Nhà nước quy định, cụ thể như sau:

– Được cấp tiền tàu xe, phụ cấp đi đường, trợ cấp xuất ngũ:

+ Tiền tàu xe, phụ cấp đi đường: khi xuất ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được đơn vị trực tiếp quản lý của mình tổ chức một buổi gặp mặt để chia tay trước khi xuất ngũ và mức chi sẽ 50.000 đồng/người; các binh sĩ, hạ sĩ quan sẽ được đơn vị của mình tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú của họ hoặc là họ sẽ được cấp tiền tàu, xe (loại phổ thông) và được cấp phụ cấp đi đường từ đơn vị của mình về nơi cư trú.

+ Trợ cấp xuất ngũ một lần: theo quy định của pháp luật thì cứ mỗi năm hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ trong Quân đội thì sẽ được Nhà nước trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ. Tại thời điểm năm 2022, mức tiền lương cơ sở là 1.490.000 đồng, trong trường hợp binh sĩ, hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ là 02 năm thì khi xuất ngũ họ sẽ được số tiền trợ cấp xuất ngũ một lần là 5.960.000 đồng. Nếu trong trường hợp các hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trên 02 năm thì sẽ được tính như sau: nếu tháng lẻ là dưới 01 tháng thì sẽ không được hưởng trợ cấp xuất ngũ; nếu từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp bằng với 01 tháng tiền lương cơ sở; nếu từ trên 06 tháng trở lên đến 12 tháng thì sẽ được hưởng trợ cấp bằng với 02 tháng tiền lương cơ sở. Ngoài ra, Nhà nước cũng quy định về tiền trợ cấp xuất ngũ một lần đối với các hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ với thời hạn đủ 30 tháng, và đối với trường hợp này, khi xuất ngũ họ sẽ được nhà nước trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng. Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng sẽ được tính bằng hệ số phụ cấp nhân với mức lương cơ sở. Ví dụ, tại thời điểm năm 2022, hệ số phụ cấp đối với cấp bậc quân hàm là hạ sĩ sẽ là 0,5, vậy khi hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 02 năm 06 tháng (30 tháng) thì khi xuất ngũ ngoài tiền trợ cấp xuất ngũ mà họ được nhận là 7.450.000 đồng thì họ sẽ được cộng thêm 1.490.000 đồng, vậy trong trường hợp hạ sĩ quan thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ là 30 tháng thì họ sẽ được nhận số tiền trợ cấp một lần là 8.940.000 đồng.

– Được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học lại nếu trong trường hợp trước khi nhập ngũ các hạ sĩ quan, binh sĩ đang theo học hoặc đã có giấy gọi vào học ở các trường thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hay cơ sở giáo dục đại học.

– Được Nhà nước trợ cấp tạo việc làm: hạ sĩ quan, binh sĩ được nhà nước trợ cấp tạo việc làm bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Được tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập theo quy định của pháp luật hoặc được giải quyết chế độ tại các tổ chức mà hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ làm việc

– Được Nhà nước giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật: thời gian phục vụ tại ngũ của các hạ sĩ quan, binh sĩ sẽ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và sẽ được cộng nối với thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội trước đó.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo