Bia là một trong những thức uống không còn quá xa lại đối với mọi người. Đây là sản phẩm của quá trình lên men các loại nguyên liệu chủ yếu gồm mạch nha, đại mạch, nấm men bia, hoa bia, nước. Mặc dù kinh doanh bia không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhưng người kinh doanh vẫn phải chịu một khoản thuế tiêu thụ đặc biệt cụ thể. Vậy Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Kinh doanh bia theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bia là đồ uống có cồn thực phẩm, sử dụng bia nhiều có thể rơi vào tình trạng lệ thuộc vào bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống. Khi tình trạng này kéo dài, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, gây ra một số bệnh nguy hiểm.
Kinh doanh bia không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những địa điểm bao gồm các cơ sở y tế; cơ sở giáo dục; cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; cơ sở bảo trợ xã hội; nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được phép bán bia trừ một số địa điểm được phép kinh doanh bia.
Các trường hợp kinh doanh, lưu hành, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm và nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị tịch thu, xử lý theo quy định của pháp luật.
Để kinh doanh bia, các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,… cần thực hiện việc đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước để được cấp phép hoạt động và phải chịu một khoản thuế nhất định theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt với bia
Theo Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì Bia là một trong những hàng hóa ở Việt Nam phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Điều 3 của văn bản này, bia sẽ không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong trường hợp như sau:
- Bia do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
- Là quà tặng từ nước ngoài cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;
- Là hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
- Là hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
- Là hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau.
- Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của bia là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh bia. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu bia hoặc mua bia thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với giá thuế
Căn cứ theo Điều 6 Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về giá thuế cụ thể về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế bảo vệ môi trường và chưa có thuế giá trị gia tăng trong đó có bia được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, hàng hóa nhập khẩu là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra. Trường hợp hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán cho cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có quan hệ công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu hoặc cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở có mối quan hệ liên kết thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt không được thấp hơn tỷ lệ phần trăm (%) so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại mua trực tiếp của cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán ra theo quy định của Chính phủ;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại khâu nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm. Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nhập khẩu được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bán ra;
- Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Lưu ý:
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định nêu trên bao gồm cả khoản thu thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
- Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam.Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.
Đối với thuế suất
Tại Điều 7 Văn bản số 02/VBHN-VPQH năm 2016 hợp nhất Luật thuế tiêu thụ đặc biệt uy định về thuế suất đối với bia như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 thuế suất là 55%
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 thuế suất là 60%
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thuế suất là 65%
3. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo Thông tư 195/2015/TT-BTC và Thông tư 130/2016/TT-BTC của Bộ tài chính cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) của bia được tính theo công thức sau:
Giá thuế tiêu thụ đặc biệt của bia
Đối với hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu
- Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT – Thuế bảo vệ môi trường) : (1+ Thuế suất thuế TTĐB)
Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB
- Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT : (1+ Thuế suất thuế TTĐB)
Đối với hàng nhập khẩu
- Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
Đối với hàng hóa sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sở hữu thương hiệu
- Giá tính thuế TTĐB = Giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở sở hữu thương hiệu
Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB
- Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở xuất khẩu chưa có thuế GTGT : 1 + Thuế suất thuế TTĐB
Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại
- Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 thuế suất là 65%
Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia phải nộp
- Thuế TTĐB phải nộp = Giá thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB
Trên đây là Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bia (Cập nhật 2023) mà ACC muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ hỗ trợ và giúp ích cho quý bạn đọc về vấn đề này!
Nội dung bài viết:
Bình luận