
1. Khái niệm lợi nhuận là gì?
Lợi nhuận (Profit) là chỉ số thể hiện sự chênh lệch giữa doanh thu của doanh nghiệp và các chi phí đầu tư, phát sinh của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế, đó chính là chỉ số dùng để phản ánh rõ nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Dựa vào chỉ số lợi nhuận của doanh nghiệp, đó cũng chính là cơ sở để các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả kinh tế hoạt động cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai để họ có thể tiến hành đầu tư.
2. Phân loại lợi nhuận
Lợi nhuận thường được chia thành nhiều loại như lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng, lợi nhuận trước thuế,….và mỗi loại sẽ phản ánh tình hình chi phí trong tính toán đến một mức nhất định.
- Lợi nhuận gộp (Gross Profit): Hiểu đơn giản đây là khoản lợi nhuận thu được sau khi đã khấu trừ đi giá vốn (chi phí liên quan đến sản xuất, mua bán sản phẩm và chi phí liên quan đến dịch vụ của doanh nghiệp).
- Lợi nhuận ròng: Đây là cách tính lợi nhuận đầy đủ nhất. Khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã khấu trừ toàn bộ chi phí đầu tư cho sản phẩm (giá vốn, chi phí vận hành quản lý,…), bao gồm cả thuế.
- Lợi nhuận trước thuế (EBIT): Là một chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của một công ty. Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu trừ đi phần chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh, nhưng không bao gồm thuế và lãi vay phải trả
3. Vai trò của lợi nhuận
3.1 Đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có tác động trực tiếp đến mọi mặt của doanh nghiệp, đặc biệt là tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì họ sẽ có thể thanh toán các khoản nợ cũng như chi phí cố định trong suốt cả quá trình hoạt động kinh doanh. Điều này đảm bảo được khả năng xoay vòng vốn, cân đối được khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.
3.2 Đối với người lao động
Khi lợi nhuận của doanh nghiệp cao cũng mang đến người lao động nhiều lợi ích. Chắc chắn người lao động sẽ được đãi ngộ nhiều quyền lợi như mức lương cao, tiền thưởng nhiều. Từ đó, độ tin cậy của người lao động đối với doanh nghiệp cũng tăng cao và họ sẽ hoạt động nỗ lực hơn trong công việc dẫn đến hiệu suất của doanh nghiệp cũng tăng cao.
3.3 Đối với nền kinh tế
Lợi nhuận là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế chung của mỗi quốc gia. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có lợi nhuận cao thì nền kinh tế đất nước cũng phát triển vững mạnh hơn. Mỗi doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh đều sẽ có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, khi doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức thuế nộp cũng sẽ cao hơn. Từ khoản thu này sẽ giúp cho quốc gia tạo nên ngân sách góp phần xây dựng mục đích công cộng.
4. Công thức tính lợi nhuận
4.1. Công thức tính lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp= Tổng doanh thu- Giá vốn hàng bán
Trong đó:
- Tổng doanh thu là tổng số tiền thu về được trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Giá vốn bán hàng chính là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được sản phẩm. Bao gồm các chi phí như: mua nguyên vật liệu, sản xuất, kho hàng, quảng bá sản phẩm/dịch vụ, quản lý doanh nghiệp,…
4.2. Công thức tính lợi nhuận ròng
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
- Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
- Chi phí thuế TNDN: Nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước xác định bằng công thức: Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN
4.3. Công thức tính lợi nhuận trước thuế
Có 2 cách tính lợi nhuận trước thuế:
Cách 1: Lợi nhuận trước thuế = Thu nhập ròng + lãi vay + thuế
Cách 2: Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu – Chi phí cố định – Chi phí phát sinh
Trong đó:
- Tổng doanh thu là toàn bộ doanh thu được thu về từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện trong các biên lai, hóa đơn bán ra.
- Chi phí cố định bao gồm giá vốn bỏ ra, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm và các khoản chi phí khác có tính chất cố định trong kinh doanh.
- Chi phí phát sinh là tất cả các chi phí phát sinh theo quá trình hoạt động của công ty không theo kế hoạch của doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
Bình luận