Cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định [Cập nhật 2024]

Vốn cố định là số tiền đầu tư, ứng trước cho mua sắm, xây dựng hoặc lắp đặt tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình được luân chuyển dần dần thành từng phần trong nhiều chu kỳ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và kết thúc một vòng tuần hoàn kể từ khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng. Trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định [Cập nhật 2023] 

Cách Tính Hiệu Suất Sử Dụng Vốn Cố định [cập Nhật 2023]

Cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định [Cập nhật 2023]

1. Vốn cố định là gì?

Việc mua sắm, xây dựng hay lắp đặt TSCĐ của doanh nghiệp đều phải thanh toán, chi trả bằng tiền.

Số vốn đầu tư ứng trước để mua sắm, xây dựng hay lắp đặt TSCĐ (hữu hình & vô hình) được gọi là vốn cố định.

Vốn cố định tồn tại dưới 3 hình thức chính:

  • Tài sản cố định. Được hiểu là những tài sản có giá trị lớn, phục vụ doanh nghiệp qua nhiều chu kỳ kinh doanh.
  • Đầu tư dài hạn. Đây là những khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp với thời gian thu hồi vốn từ 1 năm trở lên. (Mua chứng khoán, cho vay dài hạn, góp vốn liên doanh.)
  • Chi phí sản xuất cơ bản dở dang. Đây là bộ phận vốn được sử dụng để tạo đầu ra TSCĐ, nhưng hiện tại quá trình đầu tư chưa hoàn thành. Bộ phận tài sản này sẽ chuyển vào TSCĐ khi quá trình đầu tư kết thúc.

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ nên đặc điểm của vốn cố định cũng phụ thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, các đặc điểm đó là:

  • Vốn cố định của doanh nghiệp tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, giá trị của vốn cố định được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm hoàn thành; giá trị dịch chuyển dần đó tương ứng với mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ và phần giá trị này sẽ được bù đắp bởi doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp dưới hình thức trích lập quỹ (vốn) khấu
  • Sau mỗi chu kỳ SXKD, phần vốn được luân chuyển vào giá trị sản phẩm lũy kế lại, song phần vốn đầu tư ban đầu vào TSCĐ lại dần dần giảm xuống cho đến khi TSCĐ đã khấu hao xong, giá trị của nó dịch chuyển hết vào giá trị sản phẩm đã sản xuất thì vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển.

2. Cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất sử dụng vốn cố định là chỉ số tài chính phản ánh mỗi đồng vốn cố định được đầu tư, doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ.

Công thức tính như sau:

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định bình quân

Trong đó:

  • Doanh thu thuần: Là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
  • Vốn cố định bình quân = (Vốn cố định đầu kỳ + Vốn cố định cuối kỳ) / 2

Thông thường, hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả suất sử dụng vốn càng cao, kéo theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Ngược lại, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp càng thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp.

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có doanh thu thuần năm 2021 là 1,000 tỷ đồng.

Vốn cố định bình quân đầu năm (tại ngày 01/01/2021) là: 400 tỷ đồng

Vốn cố định bình quân cuối năm (tại ngày 31/12/2021) là: 600 tỷ đồng

Vốn cố định bình quân = (400 + 600) / 2 = 500 tỷ đồng

Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp A = 1,000/500 = 2.

Điều này có nghĩa là: Cứ một đồng vốn cố định trong năm 2021, doanh nghiệp A tạo ra được 2 đồng doanh thu thuần.

3. Cách tính hiệu quả sử dụng vốn cố định

Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu như sau:

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cố định: Cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp trong một kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu doanh thu, đồng thời các tài sản này sẽ được sử dụng bao nhiêu vòng

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Vòng quay tổng tài sản) = doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

Trong đó:

  • Tổng doanh thu thuần = Tổng số tiền doanh nghiệp kiếm được - các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu, thuế tiêu thụ, thuế xuất khẩu…)
  • Tổng tài sản cố định bình quân = (Tổng tài sản cố định đầu năm + Tổng tài sản cố định cuối năm)/2

- Hệ số sinh lời tổng tài sản cố định (ROA): Cho biết doanh nghiệp sẽ kiếm được bao nhiêu tiền từ số tài sản cố định của mình. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngực lại, nếu chỉ số này nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp đang thua lỗ.

ROA = Lợi nhuận sau thuế : Tổng tài sản bình quân x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận doanh nghiệp thu - Chi phí sản xuất kinh doanh - Thuế suất
  • Tổng tài sản bình quân = (Tài sản cố định đầu kỳ + Tài sản cố định cuối kỳ) / 2

- Hàm lượng vốn cố định: Cho biết để tạo ra được 1 đồng doanh thu thì cần bao nhiêu vốn cố định:

Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định/Doanh thu

- Hệ số trang bị tài sản cố định:

Hệ số trang bị tài sản cố định = Giá ban đầu tài sản cố định/Số lượng công nhân sản xuất xuất trực tiếp tại doanh nghiệp

Trên đây là bài viết Cách tính hiệu suất sử dụng vốn cố định [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo