Cách tính chiết khấu thương mại [Cập nhật 2024]

Chiết khấu hay Discounting là một loại hình marketing được người bán hay các chủ doanh nghiệp vận dụng một cách khéo léo để thúc đẩy doanh số bán hàng bằng hình thức giảm giá niêm yết của một sản phẩm với tỷ lệ phần trăm nhất định. Hiện nay việc chiết khấu được sử dụng linh hoạt với nhiều hình thức khác nhau. Trong bài viết này ACC sẽ gửi đến bạn đọc một số thông tin về Cách tính chiết khấu thương mại [Cập nhật 2023]

Cách Tính Chiết Khấu Thương Mại [cập Nhật 2023]

Cách tính chiết khấu thương mại [Cập nhật 2023]

1. Chiếc khấu thương mại là gì?

Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn bán được hàng với khối lượng lớn luôn dùng chiết khấu thương mại. Chiết khấu thương mại có nhiều hình thức thực hiện cụ thể như sau:

  • Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng (Giảm giá hàng bán ngay trong lần mua hàng đầu tiên)
  • Chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng (Sau nhiều lần mua hàng mới đạt khối lượng hưởng chiết khấu).
  • Chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại (Sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng rồi mới tính toán chiết khấu được hưởng trong kỳ).

Mỗi hình thức chiết khấu đều có những quy định riêng và thực hiện xuất hóa đơn, kê khai thuế khác nhau

2. Cách tính chiết khấu thương mại [Cập nhật 2023]

2.1 Cách tính chiết khấu thương mại theo phương pháp tổng quát

Phương pháp tổng quát là phương pháp tính phổ biến nhất hiện nay gồm các bước tính sau:

  • Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu: Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận
  • Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu: Nhân giá bán gốc (trước chiết khấu) với Tỷ lệ chiết khấu
  • Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá. Ví dụ: Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t%; Thì giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X

2.2 Cách tính chiết khấu thương mại theo phương pháp tính nhẩm

Phương pháp này sẽ giúp bạn tính rất nhanh mà không cần sử dụng máy tính, có thể áp dụng nhanh vào các trường hợp cần đưa ra những còn số ngay khi cần thương lượng với khách hàng.

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các tỷ lệ chiết khấu có đuôi là 0 hoặc 5 (15%, 20%, 50%), là các tỷ lệ chiết khấu phổ biến. Cách tính như sau:

  • Bước 1: Làm tròn giá gốc về số tròn chục gần nhất, rồi chia cho 10 (được số A)
  • Bước 2: Chia Tỷ lệ chiết khấu cho 10, và lấy phần nguyên (được số B)
  • Bước 3: Xác định mức giảm giá: nhân 2 kết quả thu được bên trên với nhau (A x B) và cộng với số (A/2)
  • Bước 4: Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá.

Ví dụ về cách tính nhẩm chiết khấu thương mại cho khách hàng cụ thể như sau:

VD: Có 1 sản phẩm giá 89.000đ và bạn chiết khấu cho khách hàng 15%, và khách hàng muốn biết cụ thể minh được chiết khấu bao nhiêu tiền thì bạn sẽ tính nhẩm như sau:

Bạn làm tròn giá lên 90.000đ và chia cho 10 ta được 9.000.

Chia tỉ lệ chiết khấu 15% cho 10 lấy sẽ được 1,5 ta lấy phần nguyên 1

Mức giảm giá là: 9.000 x 1 + (9000/2) =13.500đ

Giá tiền: 90.000 – 13.500 = 76.500đ

3. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại.

Dưới đây là cách hạch toán chiết khấu thương mại theo các trường hợp:

3.1 Chiết khấu giảm giá ngay khi mua.

Trong trường hợp này, giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu. Tiến hành chiết khấu như sau:

– Bên mua: hạch toán được hưởng:

Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hoá đơn

– Bên bán: hạch toán bên bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hoá đơn

Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT

Trường hợp này, số tiền chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (giá trên hóa đơn là giá đã giảm) vì vậy chúng ta tiến hành hạch toán theo số tiền được ghi trên hóa đơn.

3.2 Mua nhiều lần mới được chiết khấu.

Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Như vậy, khoản chiết khấu chỉ thể hiện trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn. Lúc này tiến hành hạch toán như sau:

– Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại theo số tiền đã giảm trên hóa đơn nhận được.

Nợ TK 156: Giá trên hoá đơn

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền bao gồm chiết khấu

– Bên bán: bao gồm 3 bút toán:

+ Phản ánh chi phí chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại: ( Nợ 511 nếu theo Thông tư 133).

Nợ TK 3331: Thuế GTGT được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu

Có TK 511: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu

Có TK 3331: Thuế GTGT

+ Thu được tiền theo hoá đơn theo chiết khấu:

Nợ TK: 111, 112: Số tiền không bao gồm chiết khấu

Có TK 131: Số tiền không bao gồm chiết khấu

3.3 Tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn.

Khi tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó.

– Bên bán: Hạch toán chi phí chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT

Có 131: Số tiền thanh toán chiết khấu

– Bên mua:

Nợ 331 : Số tiền chiết khấu thương mại (bao gồm thuế)

Có 156/632: Giảm giá trị hàng tồn kho/Giảm giá vốn

Có 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

3.4 Chiết khấu được lập khi hết chương trình.

Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh nếu chiết khấu được lập khi hết chương trình. Tiến hành hạch toán như sau:

– Bên bán: thể hiện chi phí chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại (hạch toán vào Nợ 511 nếu theo thông tư 133)

Nợ TK 3331: Tiền thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112 …

– Bên mua: nếu tiến hành điều chỉnh vào cuối kỳ thì bên mua cần chú ý những trường hợp sau:

+ Trường hợp hàng chiết khấu thương mại còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 156: Giảm giá trị của hàng tồn kho.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 632: Giảm giá vốn.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào quản lý, sản xuất kinh doanh…, ghi giảm chi phí tương ứng:

Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại

Có TK 154, 642 … : Giảm các chi phí tương ứng.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại

Có TK 241: Giảm xây dựng cơ bản.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

– Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tiến hành hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại ( hoặc Nợ 511 nếu theo thông tư 133)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

– Hạch toán doanh thu bán hàng như sau:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu.

Trên đây là bài viết Cách tính chiết khấu thương mại [Cập nhật 2023]. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo