Cách tính bảo hiểm thân thể học sinh [Mới nhất 2024]

Ngay từ khi một đứa trẻ chào đời, được bố mẹ đi khai sinh ở địa phương thì cán bộ hộ tịch đồng thời cũng cấp cho trẻ một thẻ bảo hiểm, có giá trị đến khi bé tròn 6 tuổi. Sau đó, khi bé học lên cấp 1, 2, 3, hay đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp thường nhà trường cũng sẽ bắt buộc hoặc đề nghị phụ huynh mua bảo hiểm thân thể học sinh cho các em. Đây là một điều rất cần thiết. Bởi vì cuộc sống xung quanh mỗi người luôn chuyển động, con người lớn lên từng ngày và đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Từ đó cũng rất dễ gặp phải những tai nạn, bệnh tật bất ngờ mà bản thân và gia đình không thể lường trước được. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết: Cách tính bảo hiểm thân thể học sinh.

Tra Cuu Bao Hiem Than The.

Cách tính bảo hiểm thân thể học sinh

1. Bảo hiểm thân thể học sinh là gì?

Bảo hiểm thân thể là sản phẩm bảo vệ con người trước những rủi ro và gây thiệt hại thân thể đối với con người, nhất là các đối tượng như người lao động tại xí nghiệp, và nhà máy. Bên cạnh đó, nhân viên văn phòng, học sinh – sinh viên cũng là nhóm đối tượng được khuyến khích tham gia bảo hiểm xã hội để đề phòng bất trắc về sức khỏe và thân thể. Bảo hiểm thân thể mang đến quyền lợi bảo vệ tính mạng, sức khỏe và hỗ trợ về tài chính điều trị khi người tham gia gặp rủi ro bệnh tật, tai nạn xảy ra.

Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, thời hạn hợp đồng chỉ trong 1 năm và loại bảo hiểm này có thể cung cấp miễn phí hoặc bán ở mức giá thấp. Điều này đã giúp cho mọi đối tượng dễ dàng mua được và nhận được nhiều quyền lợi thiết thực từ loại bảo hiểm “phòng thân” này.

Đối tượng được tham gia bảo hiểm thân là công dân có quốc tịch Việt Nam và không bị các bệnh liên quan đến thần kinh, không tàn phế, bị thương tật vĩnh viễn trên 50%.

Bảo hiểm thân thể học sinh là bảo hiểm dành cho sức khỏe, thân thể và tính mạng của học sinh trong trường hợp các học sinh gặp rủi ro hoặc tai nạn.

2. Cách tính bảo hiểm thân thể học sinh

Biểu phí và số tiền bảo hiểm thân thể phụ thuộc vào lựa chọn của người mua đối với mệnh giá bảo hiểm và các phạm vi bảo hiểm tham gia.

Với đa số các gói bảo hiểm thân thể học sinh hiện có, người mua có thể chọn mệnh giá bảo hiểm trong khoảng từ 1 triệu đến 100 triệu đồng, với thời hạn bảo hiểm 12 tháng.

Tiền phí bảo hiểm = mệnh giá bảo hiểm x tỷ lệ phí bảo hiểm. Ví dụ, một sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh có các phạm vi bảo hiểm A, B, C, D như dưới đây:

  • A – chết do bệnh tật hoặc tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.20%)
  • B – thương tật do tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.15%)
  • C – nằm viện do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.30%)
  • D – phẫu thuật do bệnh tật, tai nạn (tỷ lệ phí bảo hiểm 0.10%)

Người mua muốn tham gia các phạm vi A, B, C với tổng số tiền bảo hiểm là 30 triệu đồng. Như vậy phí bảo hiểm sẽ là: 30 triệu x (0.20% + 0.15% + 0.30%) = 195.000 đồng/năm.

Người mua có thể cần đóng thêm phụ phí để mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các trường hợp ngộ độc thực phẩm, ngộ độc khí gas…

3. Lưu ý khi mua bảo hiểm thân thể học sinh

Thời điểm bắt đầu hiệu lực của bảo hiểm

Thông thường, hiệu lực bảo hiểm cho tai nạn bắt đầu ngay sau khi đóng phí bảo hiểm. Trong khi đó, hiệu lực bảo hiểm cho bệnh tật chỉ bắt đầu sau một khoảng thời gian chờ nhất định, thường là 30 ngày.

Những trường hợp không được bảo hiểm thân thể học sinh chi trả

Mỗi sản phẩm bảo hiểm thân thể học sinh đều quy định cụ thể về những trường hợp không được bảo hiểm. Danh sách loại trừ bảo hiểm này thường bao gồm:

  • Hành động cố ý của người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng
  • Tham gia xô xát, trừ khi được chứng minh là hành động tự vệ
  • Vi phạm pháp luật
  • Tai nạn xảy ra khi sử dụng rượu, bia, chất kích thích
  • Điều trị không đúng hướng dẫn của cơ sở y tế
  • Các bệnh có từ trước khi bảo hiểm, các bệnh đột ngột (trúng gió, đột quỵ)
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Thiên tai, bạo loạn, nhiễm phóng xạ…

Tuy nhiên, hành động cứu người, cứu tài sản nhà nước và nhân dân, tham gia chống lại các hành vi phạm pháp vẫn thuộc phạm vi được bảo hiểm, được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm.

Trách nhiệm của học sinh và bên mua bảo hiểm

Học sinh và gia đình có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ bản thân, phòng ngừa rủi ro tai nạn, bệnh tật, cũng như giảm thiểu tối đa thiệt hại khi rủi ro xảy ra.

4. Những lợi ích dành cho người tham gia bảo hiểm thân thể

Bảo hiểm thân thể mang đến nhiều quyền lợi khi chẳng may người tham gia gặp vấn đề về sức khỏe, tai nạn. Dựa trên mỗi cấp bậc, quyền lợi của bảo hiểm thân thể sẽ đa dạng và giúp người tham gia bảo hiểm có thể tự do lựa chọn.

Dưới đây là các quyền lợi khi bạn tham gia bảo hiểm thân thể:

  • Được chi trả những chi phí cấp cứu, điều trị, bồi dưỡng trong trường hợp thương tật; Hoặc chi phí điều trị và bồi dưỡng trong trường hợp thương tích tạm thời. Hoặc trả tiền theo dạng biểu phí và số tiền bảo hiểm đối với trường hợp tử vong.
  • Bảo hiểm thân thể có thể chi trả cho người tham gia bảo hiểm lên đến 80%.
  • Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí, học sinh, sinh viên chỉ cần đóng mức 100.000 đồng/tháng.
  • Học sinh – sinh viên thuộc đối tượng con em của thương binh liệt sĩ được miễn giảm 100%; đối tượng gia đình khó khăn sẽ được giảm 50% khi xuất trình được đầy đủ giấy tờ chứng minh;
  • Khi tham gia bảo hiểm sẽ không bắt buộc phải khám sức khỏe trước khi ký hợp đồng;
  • Có thể lựa chọn bệnh viện chữa bệnh theo đúng mong muốn của mình, tuy nhiên bệnh viện này thuộc quyền quản lý nhà nước;
  • Nếu bệnh viện người tham gia lựa chọn thuộc danh sách bệnh viện liên kết với công ty bảo hiểm thì chi phí thanh toán được hỗ trợ một phần;
  • Những bệnh nhân có nhu cầu và phạm vi của bảo hiểm có thể được mở rộng sang cả nước ngoài;

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cách tính bảo hiểm thân thể học sinh. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo