Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn

 

 

Có thể nói ly hôn là một thủ tục tương đối đơn giản, nếu như thuận tình ly hôn thì chỉ cần nộp đơn để Tòa án công nhận quyết định, còn đối với ly hôn đơn phương thì sẽ phụ thuộc vào mong muốn của các bên, thời gian kéo dài của vụ án ly hôn thường đến từ nguyên nhân chia tài sản giữa các bên, do không có sự thống nhất. Để tiết kiệm thời gian cũng như giúp bạn dự tính trước phần tiền đóng cho Toà, bài viết này sẽ cung cấp “Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn”.

 

Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn

Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn

1. Án phí là gì?

Hiện nay vẫn chưa chưa có định nghĩa về án phí, tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản là phí đóng đối với những vụ án dân sự.

Khoản 2 Điều 143 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định “Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm” hay tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH cũng đề cập những ngành luật liên quan đến án phí như sau:

“1. Án phí bao gồm:

a) Án phí hình sự;

b) Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

c) Án phí hành chính.

…”

2. Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn

2.1. Án phí ly hôn sơ thẩm

Án phí ly hôn thuận tình

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì nếu các bên thoả thuận được về tài sản được chi thì chỉ cần đóng 300.000 đồng

Án phí ly hôn đơn phương

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì 

  • Đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình không có giá ngạch: 300.000 đồng
  • Đối với tranh chấp về hôn nhân gia đình có giá ngạch
  • Từ 6.000.000 đồng trở xuống mức thu là: 300.000 đồng
  • Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng mức thu là: 5% giá trị tài sản có tranh chấp
  • Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng mức thu là: 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
  • Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng mức thu là: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
  • Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng mức thu là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
  • Từ trên 4.000.000.000 đồng mức thu là: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

2.2. Án phí ly hôn cấp phúc thẩm

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì án phí dân sự phúc thẩm là 300.000 đồng

Án phí ly hôn cấp phúc thẩm

Án phí ly hôn cấp phúc thẩm

3. Trường hợp được miễn án phí ly hôn?

Theo khoản 3 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về những trường hợp Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án

“...

  1. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

…”

4. Ai sẽ là người chịu mức án phí chia tài sản khi ly hôn

Theo nguyên tắc thì sau khi được chia tài sản thì sẽ dựa trên phần tài sản được chia để tính số tiền mà người đó sẽ chịu án phí.

Cụ thể tại Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định như sau:

“1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

  1. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
  2. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.
  3. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.
  4. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.
  5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.
  6. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
  7. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
  8. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.
  9. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
  10. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.”

5. Tiền tạm ứng án phí chia tài sản

Về nguyên tắc thì khi người khởi kiện yêu cầu giải quyết phần giá trị tài sản bao nhiêu thì sẽ căn cứ vào phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 để tính tạm ứng án phí và sau khi có quyết định của Toà tuỳ vào giá trị tài sản mà người đó được nhận mà sẽ được Toà trả lại hoặc đóng thêm.

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án về tranh chấp hôn nhân và gia đình, phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của Nghị quyết này.

6. Câu hỏi thường gặp 

Nộp án phí chia tài sản khi ly hôn ở đâu?

Nộp tại quỹ của Tòa án nơi nộp đơn ly hôn.

Nếu hai vợ chồng đồng thuận chia tài sản thì có cần nộp án phí chia tài sản khi ly hôn không?

Nếu hai vợ chồng đồng thuận chia tài sản và không yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc chia tài sản chung thì không cần nộp án phí chia tài sản khi ly hôn.

Án phí chia tài sản khi ly hôn được hoàn trả trong trường hợp nào?

Án phí chia tài sản khi ly hôn được hoàn trả trong trường hợp:

  • Vụ án được đình chỉ.
  • Nguyên đơn tự nguyện rút đơn.
  • Có quyết định hủy bỏ, sửa đổi, thi hành án theo yêu cầu của bên tham gia tố tụng.

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Cách tính án phí chia tài sản khi ly hôn. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo