Lấy lại mật khẩu định danh điện tử như thế nào?
1. Mã số định danh cá nhân là gì?
Mã số định danh cá nhân cá nhân là một dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên. Các mã số định danh cá nhân được bảo mật hoàn toàn.
Mã số định danh do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và cấp riêng biệt cho từng cá nhân, không lặp lại ở người nào khác. Mã số này dùng để xác định nhân thân của mỗi công dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc truy xuất thông tin cá nhân đối với Cơ quan Nhà nước trên cơ sở dữ liệu quốc gia khi cần thiết.
2. Số Căn cước công dân gắn chip có phải là số định danh cá nhân không?
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014, số thẻ Căn cước công dân là số định danh cá nhân.
Số thẻ Căn cước công dân mã vạch, gắn chip đều gồm 12 số và chính là số định danh cá nhân.
Trong đó:
- 03 số đầu là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân đăng ký khai sinh, hoặc mã các quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh;
- 03 số kế tiếp là mã thế kỷ sinh, mã giới tính và mã năm sinh;
- 06 số còn lại là các số ngẫu nhiên.
3. Lấy lại mật khẩu định danh điện tử như thế nào?
Trong trường hợp quên mật khẩu do lâu ngày không đăng nhập vào ứng dụng, người dùng có thể làm theo cách sau:
Bước 1: Mở ứng dụng VneID trên điện thoại và chọn Quên mật khẩu
Bước 2: Điền số CCCD/CMND cá nhân và số điện thoại đã đăng ký ứng dụng VNeID, sau đó chọn Gửi yêu cầu
Hệ thống sẽ chuyển tiếp và yêu cầu người dùng nhập Họ và tên khai sinh, Ngày/tháng/năm sinh và Ngày cấp thẻ CCCD.
Bước 3: Nhập mã xác thực OTP được gửi về số điện thoại
Bước 4: Thiết lập mật khẩu
Người dùng nhập mật khẩu mới vào 2 ô Mật khẩu và Nhập lại mật khẩu, sau đó ấn Xác nhận.
Hệ thống sẽ hiện thông báo thiết lập mật khẩu thành công, người dùng có thể đăng nhập lại tài khoản định danh điện tử bằng mật khẩu vừa tạo.
Nếu người dùng mất điện thoại đang sử dụng tài khoản định danh điện tử có thể thực hiện yêu cầu khóa tạm thời tài khoản để đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân bằng 1 trong 2 cách: yêu cầu khóa tài khoản trên ứng dụng VNeID bằng thiết bị di động khác (có kết nối Internet) hoặc liên hệ cơ quan Công an để được hỗ trợ khóa tạm thời tài khoản.
4. Bao nhiêu tuổi được cấp mã định danh?
Số định danh cá nhân sẽ được dùng để kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, xác định dữ liệu thông tin công dân trên Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử. Nghị định này quy định về các vấn đề liên quan danh tính điện tử, định danh điện tử và xác thực điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022.
Cụ thể, tại Điều 11 Chương II của Nghị định Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Người nước ngoài từ đủ 14 tuổi trở lên nhập cảnh vào Việt Nam; đối với người nước ngoài là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Theo quy định danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, ảnh chân dung, vân tay. Nếu là người nước ngoài thì có thêm các thông tin về quốc tịch; thông tin về hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Danh tính điện tử tổ chức gồm: Mã định danh điện tử của tổ chức; tên tổ chức gồm tên tiếng Việt, tên viết tắt (nếu có) và tên tiếng nước ngoài (nếu có); ngày, tháng, năm thành lập; địa chỉ trụ sở chính; số định danh cá nhân hoặc số định danh của người nước ngoài; họ, chữ đệm và tên người đại diện theo pháp luật hoặc người đứng đầu của tổ chức.
5. Lợi ích của tài khoản định danh điện tử
Khi có tài khoản định danh điện tử sẽ tạo điều kiện giúp người dân có thể thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử, đảm bảo tin cậy, chính xác, nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả hơn so với phương pháp trước đây. Do được tích hợp toàn bộ các giấy tờ vào tài khoản định danh điện tử nên giúp công dân giảm thiểu các giấy tờ tùy thân, tạo sự thuận tiện cho công dân có thể giao dịch ở mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, bảo mật dữ liệu.
Đối với các cơ quan Nhà nước, khi được kết nối đến hệ thống định danh điện tử sẽ đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả, xác thực chính xác thông tin công dân và các loại giấy tờ tùy thân đã được tích hợp. Do đó, có thể giảm thiểu nguồn nhân lực, tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí lưu trữ và in ấn các loại giấy tờ so với phương pháp truyền thống như trước đây. Đặc biệt, có thể thực hiện giải quyết trực tuyến các thủ tục hành chính cho người dân đảm bảo chính xác, nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế việc người dân đi lại nhiều lần.
Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Lấy lại mật khẩu định danh điện tử như thế nào? Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Nội dung bài viết:
Bình luận