Đối với một doanh nghiệp thì việc lập và xem xét báo cáo tài chính là một trong những hoạt động không thể thiếu. Theo đó, báo cáo tài chính được xem như một “thư ký” thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Vậy cách lập báo cáo tài chính ngân hàng như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
1. Báo cáo tài chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán số 2015, báo cáo tài chính được hiểu là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Nói cách khác, báo cáo tài chính giúp cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.
Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày báo cáo tài chính năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài báo cáo tài chính năm thì còn phải báo cáo tài chính tổng hợp (hợp nhất) vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc. Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán bên cạnh làm báo cáo tài chính năm thì phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo quý -trừ quý IV).
Như vậy, có thể thấy rằng, hiện nay, báo cáo tài chính được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp thành lập đã và đang hoạt động tại Việt Nam. Theo thời hạn quy định của pháp luật, doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định tại Thông tư 200 của Bộ Tài chính, Bộ báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán (Balance sheet): Cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm kết thúc kỳ báo cáo thông qua các chỉ tiêu: Tài sản, Nợ phải trả, Nguồn vốn
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Statement of income): Thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt kỳ báo cáo qua các chỉ tiêu: Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow statement): Cũng mang tính thời kỳ như báo cáo kết quả kinh doanh nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bức tranh phản ánh luồng tiền ra/ vào của các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh.
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Notes to the financial statements): Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều được thể hiện một cách đầy đủ, chi tiết qua bản Thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian quy định. Theo đó, mục đích và vai trò cụ thể của báo cáo tài chính như sau:
2.1. Mục đích của báo cáo tài chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 97 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích của báo cáo tài chính như sau:
- Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về: Tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập và các chi phí kinh doanh khác; lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh; thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước; các tài sản khác có liên quan đến đơn vị; luồng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Ngoài ra, trong bản “Thuyết minh báo cáo tài chính”, doanh nghiệp phải giải trình về các chỉ tiêu đã phản ánh trên báo cáo tài chính tổng hợp, chính sách áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh: Chế độ kế toán áp dụng; hình thức kế toán; nguyên tắc ghi nhận; phương pháp tính giá và hạch toán hàng tồn kho; phương pháp trích khấu hao tài sản cố định…
2.2. Vai trò của báo cáo tài chính
- Cung cấp chỉ tiêu về kinh tế, tài chính cần thiết để nhận biết, kiểm tra toàn diện tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết cho việc phân tích hoạt động kinh tế, tài chính để nhận biết và đánh giá tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Dựa trên số liệu thể hiện trên báo cáo tài chính để phân tích, phát hiện tiềm năng về kinh tế, dự đoán tình hình, xu hướng hoạt động của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định đúng đắn, có hiệu quả.
- Cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, đầu tư cho phù hợp.
- Thông tin thể hiện trên bản báo cáo tài chính không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, điều hành của các nhà quản lý doanh nghiệp mà còn đáp ứng thông tin của nhiều đối tượng khác. Cụ thể:
- Đối với chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc: báo cáo tài chính cung cấp thông tin để doanh nghiệp phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính, khả năng thanh toán, tình hình và kết quả kinh doanh; từ đó hoạch định chính sách quản lý, sử dụng tài sản và huy động vốn, dòng tiền cho hợp lý.
- Đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng: Thông tin trên báo cáo tài chính giúp đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính và các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và đánh giá rủi ro để có quyết định phù hợp.
- Đối với người lao động: Thông tin trên báo cáo tài chính giúp người lao động hiểu được tình hình hoạt động, khả năng tiếp tục duy trì và phát triển trong tương lai, cũng như khả năng chi trả, thanh toán của doanh nghiệp để có quyết định việc làm phù hợp.
- Đối với cơ quản quản lý nhà nước: Thông tin trên báo cáo tài chính để thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ luật pháp, từ đó đề ra các quyết định quản lý phù hợp.
3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng một số yêu cầu và nguyên tắc như sau:
- Yêu cầu khi lập báo cáo tài chính
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 “trình bày báo cáo tài chính”, khi lập BCTC cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:
1/ Trình bày BCTC phải chính xác, trung thực, hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2/ BCTC phải phản ánh đúng bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp.
3/ Trình bày BCTC một cách khách quan và không thiên vị.
4/ BCTC phải tuân thủ nguyên tắc thận trọng.
5/ BCTC phải trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
- Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, khi lập BCTC các nguyên tắc phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục.
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích.
- Nguyên tắc nhất quán.
- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp.
- Nguyên tắc bù trừ.
- Nguyên tắc có thể so sánh.
4. Cách lập các chỉ tiêu báo cáo tài chính
- Thứ nhất, đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: đây là một trong những báo cáo quan trọng nhất, nó giúp cho nhà quản trị cũng như các nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét nhất về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
+ Cách lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Một bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:
-
- Cột 1: Các chỉ tiêu báo cáo
- Cột 2: Mã số tương ứng với các chỉ tiêu
- Cột 3: Số chỉ tiêu tương ứng trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Cột 4: Tổng số phát sinh của trong năm báo cáo
- Cột 5: Số liệu năm trước (dùng để so sánh).
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được lập dựa vào biểu mẫu báo cáo mới nhất theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, gồm những nội dung và chỉ tiêu như sau:
-
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Các khoản giảm trừ doanh thu
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Giá vốn hàng bán
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Doanh thu hoạt động tài chính
- Chi phí tài chính
- Chi phí lãi vay
- Chi phí quản lý kinh doanh
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
- Các chi phí, thu nhập khác
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các lợi nhuận khác.
- Thứ hai, đối với Bảng cân đối kế toán: đây là bảng báo cáo phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành các tài sản đó của doanh nghiệp. Dựa vào bảng báo cáo này có thể nhận xét và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
+ Cách lập bảng cân đối kế toán: Các cơ sở để lập bảng cân đối kế toán:
-
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước
- Số liệu cột “Số cuối kỳ” của bảng cân đối kế toán năm trước
- Số liệu “Số dư cuối kỳ” của các tài khoản liên quan đến bảng cân đối kế toán năm nay.
+ Những nội dung và chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán được lập theo Mẫu số B01-DN ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC gồm các khoản phải thu, chi phí, tài sản,… liên quan đến tài sản:
-
- Tài sản ngắn hạn
- Tài sản dài hạn
- Nợ phải trả
- Vốn chủ sở hữu.
- Thứ ba, đối với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Có 2 cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo theo phương pháp trực tiếp và báo cáo theo phương pháp gián tiếp theo mẫu số B03-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, dù báo cáo theo phương pháp nào thì cũng đều có 3 phần:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính.
Trong cả 2 phương pháp, các dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính được trình bày giống nhau. Về phần lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh sẽ khác nhau một số chỉ tiêu. Cụ thể như sau:
+ Báo cáo theo phương pháp trực tiếp:
-
- Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
- Tiền chi trả cho người lao động
- Tiền lãi vay đã trả
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
- Thuế thu khác từ hoạt động kinh doanh
- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo theo phương pháp gián tiếp:
-
- Lợi nhuận trước thuế
- Điều chỉnh cho các khoản
+ Khấu hao TSCĐ và BĐTĐT
+ Các khoản dự phòng
+ Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
+ Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 06
+ Chi phí lãi vay 07
+ Các khoản điều chỉnh khác
-
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động:
+ Tăng, giảm các khoản phải thu
+ Tăng, giảm hàng tồn kho
+ Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
+ Tăng, giảm chi phí trả trước
+ Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh
+ Tiền lãi vay đã trả
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
+ Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
+ Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
+ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
- Thứ tư, đối với Bảng cân đối tài khoản: Ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; đối chiếu, kiểm tra các sổ liên quan là công việc cần phải hoàn thành trước khi lập bảng cân đối tài khoản. Khi lập cần phải có những thành phần sau:
-
- Cột A: Số hiệu tài khoản, tên tất cả các Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2 doanh nghiệp đang sử dụng
- Cột B: Tên tất cả các Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2 doanh nghiệp đang sử dụng
- Cột 1,2: Số dư đầu kỳ, phản ánh số dư nợ, có đầu kỳ theo từng tài khoản, số liệu này căn cứ vào phần “số dư cuối kỳ” của bảng cân đối kỳ trước
- Cột 3,4: Số phát sinh trong kỳ (năm hiện tại) của từng tài khoản
- Cột 5,6: Số dư cuối kỳ, phản ánh số dư nợ, có cuối kỳ theo từng tài khoản.
- Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5), Tổng số dư Có (cột 6).
Lưu ý:
- Tổng số dư ở cột Nợ phải bằng tổng số dư ở cột Có của tất cả các tài khoản
- Tổng số phát sinh ở cột Nợ phải bằng tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản
- Tại Số dư đầu kỳ (cột 1,2) và Số dư cuối kỳ (cột 5,6), các tài khoản có số dư Nợ phải được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có phải được phản ánh vào cột “Có”
- Tại Số phát sinh trong kỳ (3,4), các tài khoản có số phát sinh Nợ phải được phản ánh vào cột “Nợ”, các tài khoản có số phát sinh Có phải được phản ánh vào cột “Có”
- Thứ năm, đối với Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là phần không thể thiếu trong bộ báo cáo. Những thông tin, số liệu được trình bày trong các báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản sẽ được giải thích rõ ràng và chi tiết hơn. Thuyết minh báo cáo tài chính được lập dựa vào Mẫu số B09-DNN ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC. Những nội dung cần phải có trong thuyết minh báo cáo tài chính:
- Cung cấp các thông tin về cơ sở lập và trình bày báo cáo tài chính, các chính sách cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng.
- Các thông tin trọng yếu theo quy định chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày ở các báo cáo khác
- Các thông tin bổ sung chưa được trình bày trong các báo cáo khác nhưng cần thiết cho việc trình bày và tính hợp lý về tình hình tài chính doanh nghiệp.
5. Cách lập báo cáo tài chính ngân hàng
Để việc lập báo cáo tài chính được chính xác và đơn giản, bạn có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Sắp xếp các chứng từ kế toán
Để có thể lập báo cáo tài chính, trước các kế toán viên cần phải sắp xếp các chứng từ kế toán cẩn thận, chi tiết theo đúng trình tự thời gian. Điều này giúp cho việc kiểm tra, kê khai báo cáo được thuận lợi, dễ dàng hơn.
- Bước 2: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dựa trên các chứng từ kế toán đã sắp xếp cẩn thận, kế toán doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra và hoàn thiện các chứng từ nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp theo đúng quy định pháp luật về kế toán và thuế.
- Bước 3: Phân loại các nghiệp vụ phát sinh theo tháng, quý
Để có thể kê khai được bản báo cáo tài chính năm chuẩn các, trước đó kế toán doanh nghiệp cũng cần phân loại rõ ràng các nghiệp vụ phát sinh như: Phân loại các chi phí trả trước, chi phí khấu hao,...
- Bước 4: Rà soát và tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản
Đây là một bước rất quan trọng để tổng hợp thông tin kê khai cho nhanh chóng và chính xác. Theo đó, kế toán có thể rà soát theo các nhóm tài khoản như sau:
- Rà soát nhóm hàng tồn kho: Cần kiểm tra xem hàng tồn kho có bị âm hay không. Trường hợp âm thì kế toán cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều chỉnh lại cho hợp lý, chính xác. Áp dụng chạy giá vốn theo phương pháp tính hàng tồn kho đã đăng ký.
- Rà soát nhóm công nợ phải thu và phải trả: Kế toán doanh nghiệp cần đối chiếu lại với khách hàng thông qua biên bản đối chiếu công nợ cuối năm rồi rà soát, kiểm tra các phát sinh bên có và bên nợ để có thể phản ánh đúng nghiệp vụ, tính toán được các rủi ro công nợ cũng như công nợ về thuế có thể gặp phải.
- Rà soát các khoản đầu tư: Kế toán doanh nghiệp cần kiểm tra lại các hồ sơ đầu tư, phân tích rõ bản chất, phương pháp hạch toán rồi cân đối chứng từ để ghi nhận đầu tư, phản ánh đúng hiệu quả đầu tư thông qua biên bản họp và các tài liệu, báo cáo tài chính bên nhận đầu tư đã cung cấp.
- Rà soát các khoản chi phí trả trước: Kế toán cần kiểm tra các khoản chi phí trả trước đã để xem việc kê khai đã phản ánh đúng thực tế hay chưa.
- Rà soát tài sản cố định: Kế toán cần kiểm tra, tính toán nguyên giá, thời gian sử dụng, nguyên tắc ghi nhận và phân bổ khấu hao theo đúng quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC, Thông tư số 28/2017/TT-BTC. Ngoài ra, khi rà soát tài sản cố định, kế toán cũng cần lưu ý quy định của Thông tư số 151/2014/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT và chi phí không được trừ tính thuế TNDN đối với xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
- Rà soát Doanh thu: Kế toán tiến hành kiểm tra doanh thu từng sản phẩm đã phản ánh theo giá thị trường hay chưa, biến động của giá bán và nguyên nhân biến động để đưa ra các quy định phù hợp.
- Rà soát giá vốn: Kế toán cần kiểm tra và đảm bảo giá vốn từng mã hàng hóa, dịch vụ được phản ánh chính xác, mức độ chính xác thể hiện ở lãi gộp.
- Rà soát chi phí quản lý: Kế toán kiểm tra và đảm bảo sự hợp lý của hồ sơ, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, các tài khoản, ghi nhận chi phí được phản ánh đúng với thực tế và phù hợp nguyên tắc kế toán.
Lưu ý: đối với trường hợp phát hiện sai sót, kế toán cần tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh lại ngay để đảm tính chính xác khi kê khai báo cáo tài chính.
- Bước 5: Thực hiện bút toán tổng hợp và kết chuyển
Sau khi đã rà soát kỹ các số liệu cần thiết, kế toán sẽ tiến hành thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí, kết chuyển lỗ lãi và đảm bảo các tài khoản từ đầu 5 đến đầu 9 không có số dư cuối kỳ.
- Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Sau khi đã rà soát và tổng hợp hết các số liệu cần thiết, kế toán doanh nghiệp sẽ lập báo cáo tài chính năm trên phần mềm HTKK để hoàn tất kê khai. Theo đó, việc lập báo cáo tài chính được tiến hành theo trình tự như sau:
- Kế toán mở phần mềm HTKK được cài đặt trên máy tính rồi đăng nhập bằng tài khoản của doanh nghiệp mình.
- Tại giao diện chính của phần mềm HTKK, kế toán chọn chức năng “Báo cáo tài chính”. Sau đó, kế toán tùy thuộc vào chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng để lựa chọn bộ báo cáo tài chính phù hợp để tiến hành kê khai.
- Sau khi đã chọn được đúng bộ báo cáo tài chính phù hợp, màn hình sẽ hiển thị giao diện “Niên độ tài chính”. Tại đây, kế toán doanh nghiệp cần hoàn tất đầy đủ thông tin được yêu cầu rồi nhấn “Đồng ý” để giao diện “Nhập tờ khai” hiển thị.
- Tại giao diện “Nhập tờ khai”, kế toán cần điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu tại 03 biểu: CĐKT, KQHĐSXKD, LCTTGT. Sau khi đã hoàn tất, kế toán nhấn ô “Ghi” và đợi màn hình hiển thị thông báo “Đã ghi dữ liệu thành công!” là xong.
- Cuối cùng, kế toán tiến hành “Kết xuất XML” và lưu file đã kết xuất vào máy tính của mình để làm dữ liệu nộp lên cơ quan thuế.
6. Đối tượng lập báo cáo tài chính
Đối tượng áp dụng lập báo cáo tài chính bao gồm:
– Đối tượng lập báo cáo tài chính năm: được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Báo cáo tài chính năm phải lập theo dạng đầy đủ.
– Đối tượng lập báo cáo tài chính giữa niên độ (báo cáo tài chính quý và báo cáo tài chính bán niên) bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ;
+ Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập báo cáo tài chính giữa niên độ (nhưng không bắt buộc). Báo cáo tài chính giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
7. Thời điểm lập báo cáo tài chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 202/2014/TT-BTC quy định về thời hạn nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất cụ thể như sau:
"1. Báo cáo tài chính hợp nhất năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất năm và công khai theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
2. Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Công ty mẹ là đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán phải nộp và công khai Báo cáo tài chính giữa niên độ theo quy định của pháp luật về chứng khoán."
Như vậy, đối với Báo cáo tài chính năm phải nộp cho chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm và được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
Còn đối với Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ phải nộp cho các chủ sở hữu và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.
8. Một số câu hỏi thường gặp
- Báo cáo tài chính cần phải nộp những gì?
Một bản báo cáo tài chính đầy đủ bao gồm 5 văn bản phải nộp:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Công ty mới thành lập hoặc chưa phát sinh hóa đơn có phải nộp báo cáo tài chính?
Pháp luật hiện hành quy định tất cả mọi doanh nghiệp đều phải nộp Báo cáo tài chính. Có nghĩa là dù doanh nghiệp thành lập hoặc chưa có phát sinh bất kỳ một hóa đơn nào cũng phải nộp báo cáo tài chính.
- Địa điểm nộp báo cáo tài chính ở đâu?
- Đối với các doanh nghiệp khác không phải doanh nghiệp nhà nước, chúng ta sẽ phải nộp báo cáo tài chính tại Cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế tại địa phương.
- Đối với doanh nghiệp có đơn vị kế toán cấp trên phải nộp Báo Cáo Tài Chính cho đơn vị kế toán cấp trên.
- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải nộp báo cáo tài chính tại Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.
- Đối với doanh nghiệp có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải nộp Báo Cáo Tài Chính cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
- Không nộp báo cáo tài chính có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính thì đối với hành vi Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về vấn đề cách lập báo cáo tài chính ngân hàng, cũng như các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc và có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của ACC về cách lập báo cáo tài chính ngân hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận hoặc liên hệ qua các thông tin dưới đây để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận