Kinh doanh cửa hàng điện nước không chỉ là một lĩnh vực hấp dẫn mà còn mang lại lợi nhuận ổn định. Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, việc mở một cửa hàng điện nước không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn mở ra cơ hội kinh doanh bền vững. Bài viết này Công ty luật ACC sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và cách kinh doanh cửa hàng điện nước hiệu quả giúp bạn thành công trong lĩnh vực này.

Hướng dẫn cách kinh doanh cửa hàng điện nước
1. Quy trình thành lập cửa hàng kinh doanh điện nước

Quy trình thành lập cửa hàng kinh doanh điện nước
Bước 1: Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh
Vốn là điều kiện đầu tiên và quan trọng khi bắt đầu đầu tư kinh doanh. Để mở một cửa hàng điện nước, cần xét đến quy mô kinh doanh. Quy mô càng lớn thì vốn bỏ ra càng nhiều. Trung bình, số vốn cần có để mở cửa hàng khoảng từ 200 triệu tại thời điểm ban đầu. Tuy nhiên, số vốn này có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn tùy vào từng chủ cửa hàng. Số vốn đó sẽ được phân bổ vào các mục như sau:
- Tiền mặt bằng: Tiền thuê mặt bằng, tiền trang trí, sửa sang, biển hiệu,...
- Tiền nhân viên: Nhân viên bán hàng, giao hàng,...
- Tiền vốn nhập hàng: Tiền vốn ban đầu và tiền vốn dự trữ xoay vòng.
- Tiền dự phòng và các chi phí khác.
Bước 2: Chọn mặt bằng mở tiệm điện nước phù hợp
Do nhu cầu của người dùng quyết định sự thành bại trong kinh doanh, mặt bằng là yếu tố rất quan trọng. Cửa hàng cần được đặt ở những khu dân cư đông đúc như gần chợ, khu nhà ở, chung cư. Tránh các địa điểm như bệnh viện, bốt công an, nghĩa trang, đường cao tốc vì những địa điểm này khiến người mua dè dặt và khó khăn khi muốn ghé thăm cửa hàng.
Nếu thuê mặt bằng, cần lưu ý không nên thuê ở nơi đang tranh chấp về quyền sở hữu. Trong một số trường hợp, mặt bằng cần sửa mới có thể đi vào hoạt động. Bạn cần yêu cầu bổ sung điều khoản hoàn lại phần trăm chi phí đầu tư khấu trừ theo giai đoạn để bảo vệ quyền lợi khi chủ nhà đột ngột yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bước 3: Làm thủ tục pháp lý, đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật
Khi mở cửa hàng điện nước, cần đăng ký ngành nghề kinh doanh. Ngành nghề này là buôn bán sản phẩm, máy móc. Hoàn thành thủ tục pháp lý bằng cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể hoặc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Với trường hợp mở cửa hàng điện nước hộ cá thể, giấy tờ bao gồm:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản sao (có công chứng) hoặc hợp đồng thuê mặt bằng.
- Bản sao (có công chứng) một trong các giấy tờ như CMND, căn cước công dân, hộ chiếu.
Nếu đăng ký hộ kinh doanh, chỉ được mở duy nhất một cửa hàng điện nước trong phạm vi toàn quốc. Nếu muốn mở cửa hàng thứ hai hoặc chuỗi cửa hàng sẽ cần thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp mở doanh nghiệp, cần tham khảo người có kiến thức chuyên môn hoặc tìm hiểu ở Luật Doanh nghiệp.
>> Đọc thêm bài viết Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới.
Bước 4: Lập kế hoạch kinh doanh theo từng giai đoạn
Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng nhằm tiết kiệm và tối ưu thời gian, nguồn vốn. Khi lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng điện nước, cần trình bày rõ các mục sau:
- Phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Kế hoạch marketing sản phẩm đến với tệp khách hàng mục tiêu.
- Lựa chọn các mặt hàng phù hợp với đối tượng khách hàng, tối ưu nguồn vốn kinh doanh.
- Kế hoạch tài chính, chi phí để nhập hàng, chi phí nhân sự,...
Bước 5: Tìm hiểu sản phẩm khi mở cửa hàng điện nước
Để tư vấn và bán được sản phẩm, chủ cửa hàng phải nắm được mẫu mã, kích thước, công dụng các sản phẩm mình đang kinh doanh. Các chủ cửa hàng mới nên tham gia vào các cộng đồng, group chủ cửa hàng điện nước trên Facebook, Zalo,... để cập nhật thông tin mới và học hỏi kinh nghiệm từ các người kinh doanh lâu năm.
Bước 6: Tạo mối quan hệ với khách hàng, nhà phân phối và đối tác khác
Kinh doanh điện nước có sự cạnh tranh lớn, các nhà phân phối thường có nhiều chính sách ưu đãi. Cần có mối quan hệ tốt để nắm bắt kịp thời các thông tin như: chương trình khuyến mãi, giảm giá, dự báo sự lên xuống giá các sản phẩm, chính sách khác. Nên có mối quan hệ với đơn vị trong nghề xây dựng để cùng hỗ trợ về hàng hóa, khách hàng. Cần có thái độ tôn trọng, thiện chí khi đón tiếp khách hàng, mang lại dịch vụ tốt nhất như: tư vấn tận tâm, chăm sóc khách hàng nhiệt tình, có chính sách bảo hành hoặc đổi hàng khi còn nguyên vẹn. Làm hài lòng khách hàng sẽ mang lại doanh thu cho cửa hàng.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký kinh doanh [Hồ sơ, Điều kiện mới]
2. Chi phí mở cửa hàng kinh doanh điện nước
Mở cửa hàng điện nước đòi hỏi chủ cửa hàng phải chuẩn bị một khoản vốn đầu tư ban đầu bao gồm các chi phí như chi phí mặt bằng, chi phí nhập hàng, chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng, chi phí nhân công, quảng cáo và một khoản dự phòng rủi ro. Dưới đây là chi tiết các khoản chi phí cần thiết:
2.1. Chi phí mặt bằng
Mặt bằng là yếu tố đầu tiên cần quan tâm khi kinh doanh. Chọn mặt bằng ở khu vực có mật độ dân cư cao, nhu cầu khách hàng lớn, vị trí thuận tiện và ít đối thủ cạnh tranh.
- Ở thành phố: Chi phí thuê mặt bằng dao động từ 10-30 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào diện tích, vị trí và điều kiện cơ sở vật chất.
- Ở nông thôn: Chi phí thuê mặt bằng thấp hơn, dao động từ 3-8 triệu đồng/tháng. Thường chủ cửa hàng tận dụng mặt bằng của nhà mình để tiết kiệm chi phí.
Nếu đã có mặt bằng, bạn có thể tiết kiệm một phần lớn vốn kinh doanh ban đầu.
2.2. Chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng
Khi nhận mặt bằng, chủ cửa hàng cần sửa chữa cơ bản và trang trí cửa hàng sao cho thu hút khách. Các chi phí thiết kế, trang trí có thể bao gồm:
- Làm bảng hiệu.
- Mua hệ thống quầy kệ trưng bày, quầy thu ngân.
- Lắp đặt hệ thống ánh sáng, điện.
Chi phí trang trí cửa hàng dao động từ khoảng 15-20 triệu đồng.
2.3. Chi phí nhập hàng ban đầu
Chi phí nhập hàng là phần chiếm nguồn vốn kinh doanh lớn và quan trọng nhất. Đối với cửa hàng nhỏ, nên bắt đầu từ những thiết bị điện nước bình dân, thông dụng với số vốn từ 200 triệu đồng.
Nếu muốn bán các thiết bị điện mang thương hiệu cao cấp, cần số vốn nhiều hơn. Ngoài các thiết bị điện nước, chủ cửa hàng có thể cân nhắc nhập thêm các sản phẩm sơn, dụng cụ cầm tay, kim khí, đồ gia dụng.
Đối với cửa hàng đầy đủ các mặt hàng, số vốn để nhập hàng thường hơn 300 triệu đồng.
2.4. Chi phí nhân viên bán hàng
Ở nông thôn, chủ cửa hàng thường tự đứng ra bán hàng. Ở thành phố, chủ cửa hàng có thể thuê thêm nhân viên bán hàng.
- Ở quê: Chi phí thuê nhân viên bán hàng từ 4-7 triệu đồng/tháng.
- Ở thành phố: Chi phí thuê nhân viên bán hàng từ 7-12 triệu đồng/tháng.
2.5. Chi phí giới thiệu, quảng cáo
Khi mới mở cửa hàng điện nước, nên có chương trình thúc đẩy bán hàng bằng cách trích phần trăm hoặc chi phí cố định khi giới thiệu khách hàng. Đây là cách hiệu quả để thu hút và giữ chân khách hàng.
2.6. Chi phí dự phòng rủi ro
Chi phí dự phòng rủi ro là khoản không thể thiếu để đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn khi gặp các rủi ro ngoài dự tính. Khoản chi phí này giúp bạn tự tin hơn và có nguồn vốn để xoay sở khi cần thiết.
Vốn mở cửa hàng điện nước tùy thuộc vào quy mô của cửa hàng, dao động từ 300 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Trước khi bắt tay vào mở cửa hàng, cần lên kế hoạch phân bổ nguồn chi phí hợp lý để tránh làm hao hụt vốn vào các chi phí không liên quan.
3. Hướng dẫn cách kinh doanh cửa hàng điện nước

Hướng dẫn cách kinh doanh cửa hàng điện nước
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng điện nước thì một vài kinh nghiệm mở cửa hàng điện nước dưới đây sẽ giúp bạn kinh doanh thành công hơn. Hãy bỏ túi những kinh nghiệm này để khởi nghiệp vững chắc nhé.
3.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
Địa điểm kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng cho dù bạn có ý định kinh doanh trong bất cứ lĩnh vực nào. Bạn nên tìm địa điểm đông dân cư, có nhiều người qua lại như khu dân cư, mua sắm,… Cửa hàng điện nước không cần diện tích quá rộng nhưng phải đủ chỗ để bố trí các sản phẩm sao cho khách hàng nhìn vào thấy được đa dạng, phong phú các mặt hàng mà bạn kinh doanh. Ngoài ra, cửa hàng nên nằm ở vị trí không bị khuất tầm nhìn và có chỗ để xe cho khách.
3.2. Tìm hiểu và nắm được những thông tin về sản phẩm
Khi quyết định mở cửa hàng kinh doanh điện nước, bạn cần có sự am hiểu tương đối về sản phẩm định bán của mình. Vì bạn chính là người trực tiếp tư vấn và giúp đỡ khách mua hàng.
3.3. Lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng
Mở đại lý điện nước của các công ty sản xuất đồ điện nước trong nước thì cần có nguồn hàng đảm bảo, có thương hiệu và uy tín. Bạn nên nhập từ nhiều công ty để có sự đa dạng từng phân khúc, từ bình dân đến cao cấp. Mỗi công ty sẽ có chính sách, chiết khấu riêng, bạn nên thỏa thuận ngay từ ban đầu về giá cũng như cơ chế vận chuyển để kinh doanh cửa hàng điện nước lâu dài và ổn định.
3.4. Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng
Ứng dụng phần mềm quản lý sẽ nâng cao tính hiệu quả kinh doanh của bạn. Quan trọng nhất khi dùng phần mềm quản lý là bạn luôn nắm bắt được tình hình kho hàng những mặt hàng bán chạy, cũng như ít được chú ý để nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Có ba giải pháp để giải quyết vấn đề này:
- Quản lý bằng sổ sách: Đây là cách truyền thống. Tuy nhiên, không nên sử dụng vì bạn sẽ mất nhiều thời gian để cập nhật, thống kê sản phẩm; trong quá trình cập nhật có nguy cơ viết sai hoặc nhầm lẫn. Nghiêm trọng hơn là nếu bị mất sổ thì coi như mất toàn bộ dữ liệu.
- Quản lý bằng phần mềm MS Excel: Nếu ban đầu bạn không đủ vốn thì đây là phương pháp tốt.
- Sử dụng dịch vụ cung cấp phần mềm quản lý bán hàng: Khi có điều kiện, trang bị phần mềm quản lý bán hàng từ dịch vụ cung cấp là một lựa chọn tốt. Phần mềm này có thể tích hợp các thiết bị như camera, máy quét mã vạch, máy tính tiền,…
3.5. Chuẩn bị chi phí mở cửa hàng điện nước
Vốn là yếu tố quan trọng nhất để mở cửa hàng kinh doanh điện nước thành công. Bạn cần có số vốn nhất định để thuê mặt bằng, mua sắm cơ sở vật chất, nhập hàng và trả lương cho nhân viên. Nếu không có nhiều vốn, bạn có thể bắt đầu kinh doanh nhỏ và phát triển dần.
3.6. Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang trí, trưng bày
Khi mở cửa hàng kinh doanh điện nước, bạn cần lên danh sách các mặt hàng cần thiết. Sử dụng các kệ trưng bày hay quầy để bố trí sản phẩm hợp lý, phù hợp với diện tích cửa hàng và dễ dàng quản lý. Trang trí cửa hàng bắt mắt sẽ thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn.
3.7. Tạo môi trường bán hàng thân thiện và mối quan hệ với đối tác
Kinh doanh cửa hàng điện nước có sự cạnh tranh lớn. Hoạt động bán hàng cần được sự hỗ trợ về giá của các nhà cung cấp. Gây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp sẽ giúp bạn nhận được nhiều ưu đãi hơn. Thái độ phục vụ, tư vấn của bạn quyết định không nhỏ đến sự lựa chọn của khách hàng, nên hãy mang đến cho họ dịch vụ tốt nhất. Luôn nhớ rằng, khách hàng là người đưa ra quyết định mua hay không mua sản phẩm của bạn.
>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục, chi phí đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh
4. Câu hỏi thường gặp
Cần bao nhiêu thời gian để cửa hàng điện nước đi vào hoạt động ổn định?
Thời gian để cửa hàng điện nước hoạt động ổn định thường khoảng 6 tháng đến 1 năm. Trong giai đoạn này, bạn sẽ phải điều chỉnh quy trình kinh doanh, nắm bắt thị trường và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp.
Có cần kiến thức chuyên môn về điện nước để mở cửa hàng không?
Mặc dù không bắt buộc, nhưng có kiến thức chuyên môn về điện nước sẽ giúp bạn hiểu rõ sản phẩm, tư vấn khách hàng hiệu quả hơn và quản lý kinh doanh tốt hơn.
Làm thế nào để phân tích thị trường trước khi mở cửa hàng điện nước?
Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh và xu hướng thị trường. Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy như báo cáo thị trường, diễn đàn chuyên ngành.
Kinh doanh cửa hàng điện nước đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược hợp lý. Bằng cách áp dụng các kinh nghiệm và cách kinh doanh cửa hàng điện nước được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ có cơ hội phát triển cửa hàng một cách bền vững và thu hút được nhiều khách hàng. Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh cửa hàng điện nước!
Nội dung bài viết:
Bình luận