Cách hạch toán chiết khấu thương mại (Cập nhật 2024)

Chiết khấu thương mại là gì? Cách hạch toán chiết khấu thương mại như thế nào? Bài viết này Công ty Luật ACC sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những nội dung liên quan đến chiết khấu thương mại và cách hạch toán chiết khấu thương mại.

Chiết Khấu Thương Mại
Chiết Khấu Thương Mại

1. Chiết khấu thương mại là gì?

Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán chiết khấu thương mại thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem chiết khấu thương mại là gì nhé.

- Chiết khấu thương mại là khoản mà doanh nghiệp bán giảm cho khách hàng mua nếu khách hàng đạt được các điều kiện nhất định như mua hàng với số lượng lớn.

- Hạch toán chiết khấu thương mại là công việc mà kế toán doanh nghiệp phải thực hiện ghi bút toán đúng theo quy định.

2. Chiết khấu thương mại có phải đăng ký không ?

Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại không quy định chiết khấu thương mại là một hình thức khuyến mại.

Như vậy, khi thực hiện hoạt động chiết khấu thương mại, Công ty không phải thực hiện thủ tục hành chính thông báo/ đăng ký hoạt động khuyến mại theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

3. So sánh chiết khấu thương mại và hình thức khuyến mại giảm giá

3.1. Điểm giống nhau giữa chiết khấu và giảm giá

Điểm giống nhau lớn nhất giữa chiết khấu và giảm giá chính là mục đích của hai hình thức. Cả hai đều hướng đến đưa ra các ưu đãi về giá hấp dẫn nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng hoặc số lượng sản phẩm được tiêu thụ bởi khách hàng.

Đồng thời, việc chiết khấu và giảm giá sẽ giúp giảm số lượng hàng tồn kho của người bán, giúp người bán có thêm lượng khách hàng thân quen. Đây cũng là một cách tốt để quảng cáo thương hiệu nếu hiện tại thương hiệu đó chưa có tiếng tăm lớn, hoặc cần xâm nhập thị trường sâu rộng hơn. 

Ngoài ra, hai hình thức còn cùng được thể hiện trên hóa đơn. Cụ thể, chiết khấu và giảm giá đều là các hình thức ưu đãi về giá, hạ giá bán xuống một mức nhất định trên từng sản phẩm hoặc trên cả hóa đơn. Người mua sẽ được mua hàng thấp hơn so với giá niêm yết do nhiều yếu tố khác nhau. 

3.2. Điểm khác nhau cần biết giữa chiết khấu và giảm giá

Sự khác biệt ít người biết giữa chiết khấu và giảm giá là sự công khai. Theo quy định của pháp luật, chiết khấu được thể hiện dưới hình thức thỏa thuận của các bên trong quan hệ mua bán. Chiết khấu có thể không công khai – vì bản chất là mối quan hệ giữa hai hoặc các bên trong quan hệ mua bán.

Trong khi đó, các chương trình giảm giá bắt buộc phải công khai – vì đối tượng hướng đến là tất cả khách hàng chứ không đơn thuần chỉ là một vài chủ thể nhất định trong quan hệ mua bán. 

Bên cạnh đó, các ưu đãi chiết khấu thường sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian trung hoặc dài hạn. Còn giảm giá bán hàng sẽ chỉ được áp dụng trong một thời gian cụ thể, đã được niêm yết trên thông báo công khai. Thời gian của chiết khấu sẽ được quy định trong hợp đồng, còn thời gian thực hiện giảm giá sẽ theo thời gian đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. 

Một điểm khác nhau nữa nằm ở hình thức chiết khấu và hình thức giảm giá. Chiết khấu thường là giảm giá trực tiếp trên hóa đơn mua bán, trong khi giảm giá có thể là giảm giá bán trên hóa đơn, hoặc tặng kèm sản phẩm (ví dụ như mua 5 sản phẩm sẽ được tặng 1 sản phẩm). 

Đồng thời, chiết khấu sẽ yêu cầu người mua phải đạt một số lượng cụ thể, còn giảm giá thường sẽ không phụ thuộc vào số lượng hàng hóa mà người mua mua. 

Thêm vào đó, chiết khấu sẽ hướng đến áp dụng đối với các hóa đơn có số lượng hàng hóa lớn, các nhà buôn, bán sỉ. Giảm giá có đối tượng hướng đến rộng hơn, và thường là các khách mua lẻ. 

Như vậy, cần phải có một quá trình tìm hiểu kỹ càng ta mới thấy được sự khác nhau giữa chiết khấu và giảm giá, vì thường khách hàng sẽ chỉ để tâm đến ưu đãi mà người bán tung ra.

4. Hướng dẫn hạch toán chiết khấu thương mại.

Dưới đây là cách hạch toán chiết khấu thương mại theo các trường hợp:

2.1. Chiết khấu giảm giá ngay khi mua.

Trong trường hợp này, giá ghi trên hóa đơn là giá đã giảm, đã chiết khấu. Tiến hành chiết khấu như sau:

- Bên mua: hạch toán được hưởng:

Nợ TK 156: Tổng số tiền trước thuế

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền ghi trên hoá đơn

- Bên bán: hạch toán bên bán hàng:

Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền ghi trên hoá đơn

Có TK 511: Tổng số tiền trước thuế

Có TK 3331: Thuế GTGT

Trường hợp này, số tiền chiết khấu thương mại đã trừ trước khi viết hóa đơn (giá trên hóa đơn là giá đã giảm) vì vậy chúng ta tiến hành hạch toán theo số tiền được ghi trên hóa đơn.

2.2. Mua nhiều lần mới được chiết khấu.

Trường hợp mua nhiều lần mới được chiết khấu thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Như vậy, khoản chiết khấu chỉ thể hiện trên hoá đơn cuối cùng (hoặc kỳ sau) và được trừ trực tiếp luôn trên hoá đơn. Lúc này tiến hành hạch toán như sau:

- Bên mua: hạch toán chiết khấu thương mại theo số tiền đã giảm trên hóa đơn nhận được.

Nợ TK 156: Giá trên hoá đơn

Nợ TK 1331: Thuế GTGT

Có TK 111, 112, 331: Số tiền bao gồm chiết khấu

- Bên bán: bao gồm 3 bút toán:

+ Phản ánh chi phí chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại: ( Nợ 511 nếu theo Thông tư 133).

Nợ TK 3331: Thuế GTGT được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112 

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 131: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu

Có TK 511: Tổng số tiền bao gồm chiết khấu

Có TK 3331: Thuế GTGT

+ Thu được tiền theo hoá đơn theo chiết khấu:

Nợ TK: 111, 112: Số tiền không bao gồm chiết khấu

Có TK 131: Số tiền không bao gồm chiết khấu

2.3. Tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn.

Khi tiền chiết khấu nhiều hơn tiền bán hàng ghi trên hóa đơn thì phải lập riêng 1 tờ hóa đơn cho phần chiết khấu thương mại đó.

- Bên bán: Hạch toán chi phí chiết khấu thương mại phát sinh thực tế trong kỳ, ghi: 

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại 

Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT

Có 131: Số tiền thanh toán chiết khấu

- Bên mua:

Nợ 331 : Số tiền chiết khấu thương mại (bao gồm thuế)

Có 156/632: Giảm giá trị hàng tồn kho/Giảm giá vốn

Có 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ

2.4. Chiết khấu được lập khi hết chương trình.

Lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh nếu chiết khấu được lập khi hết chương trình. Tiến hành hạch toán như sau:

- Bên bán: thể hiện chi phí chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

Nợ TK 521: Chi phí chiết khấu thương mại (hạch toán vào Nợ 511 nếu theo thông tư 133)

Nợ TK 3331: Tiền thuế giá trị gia tăng được điều chỉnh giảm

Có TK 131, 111, 112 …

- Bên mua: nếu tiến hành điều chỉnh vào cuối kỳ thì bên mua cần chú ý những trường hợp sau:

+ Trường hợp hàng chiết khấu thương mại còn tồn trong kho thì ghi giảm giá trị hàng tồn kho:

Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền Chiết khấu thương mại

Có TK 156: Giảm giá trị của hàng tồn kho.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã bán thì ghi giảm giá vốn hàng bán:

Nợ TK 331, 111, 112…: Số tiền chiết khấu thương mại

Có TK 632: Giảm giá vốn.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã đưa vào quản lý, sản xuất kinh doanh…, ghi giảm chi phí tương ứng:

Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại

Có TK 154, 642 … : Giảm các chi phí tương ứng.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ

+ Trường hợp hàng chiết khấu đã sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản thì ghi giảm chi phí xây dựng cơ bản.

Nợ TK 331, 111, 112….: Chi phí chiết khấu thương mại

Có TK 241: Giảm xây dựng cơ bản.

Có TK 1331: Giảm số thuế đã trừ.

- Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì tiến hành hạch toán khoản chiết khấu thương mại:

Nợ TK 521 – Chiết khấu thương mại ( hoặc Nợ 511 nếu theo thông tư 133)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng

- Hạch toán doanh thu bán hàng như sau:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng

Có TK 511 – Doanh thu.

5. Phân biệt chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán

Chiết khấu thương mại và chiết khấu thanh toán thường bị nhầm lẫn nhưng về bản chất đây là hai hình thức giảm giá hoàn toàn khác biệt. Hãy cùng điểm qua những sự khác biệt giữa chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại:

Tiêu chí Chiết khấu thương mại Chiết khấu thanh toán
Có hiệu lực khi Khách hàng mua số lượng lớn quy định trong hợp đồng Khách hàng thanh toán trước hạn quy định trong hợp đồng
Hóa đơn Có xuất hóa đơn Không xuất hóa đơn
Thuế GTGT  Được điều chỉnh giảm tương ứng với phần chiết khấu Không được giảm
Thuế TNDN Tính vào khoản giảm trừ doanh thu Được tính vào chi phí được trừ
Khấu trừ khi người nhận là cá nhân Chiết khấu trả bằng tiền phải khấu trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân Khoản chiết khấu phải được khấu trừ 1% thuế TNCN nếu người nhận là cá nhân

(Căn cứ pháp lý: VAS 14; Điểm 2.5 Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC; khoản 4 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13; điểm 4, Phụ lục 01 –  Thông tư số 92/2015/TT-BTC)

6. Lợi ích của chiết khấu đối với doanh nghiệp

Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại

Doanh thu bán hàng được thúc đẩy

Chiết khấu giúp doanh nghiệp tiêu thụ nhanh số lượng sản phẩm/dịch vụ giảm giá. Trong quá trình tham khảo các mặt hàng được chiết khấu, sẽ có lượng lớn người dùng truy cập vào trang web của bạn. Bên cạnh những sản phẩm giảm giá, khách hàng sẽ ghi nhận thêm các sản phẩm khác của doanh nghiệp. Nhờ đó, khả năng họ mua thêm sản phẩm sẽ cao hơn.

Thu hút khách hàng

Bên cạnh việc thu hút khách hàng mới, chiết khấu còn có khả năng hấp dẫn người mua cũ. Tâm lý chung của người dùng là được mua sản phẩm “giá hời”. Do đó, sản phẩm giảm giá kích thích nhu cầu mua sắm tối thiểu của khách hàng.

Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông, các chương trình khuyến mãi diễn ra ngày càng đa dạng. Vì thế, chiết khấu cũng là một hình thức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nếu không biết cách áp dụng chiết khấu, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu, kém phát triển.

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Chiết khấu giúp doanh nghiệp “ghi điểm” trong mắt khách hàng. Nhiều người trước khi lựa chọn mua hoặc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu, họ sẽ xem xét thương hiệu đó có nhiều chương trình khuyến mãi không.

Vì vậy, việc áp dụng các phương thức chiết khấu, giúp khách hàng chú ý đến thương hiệu của bạn nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh khác.

Đồng thời, việc giảm giá theo mục tiêu (ngày lễ, sự kiện, đối tượng khách hàng,…) sẽ giúp doanh nghiệp củng cố được danh tiếng.

Bạn có thể áp dụng chương trình giảm giá cho người người cao tuổi, bệnh nhân mắc bệnh ung thư, học sinh/sinh viên,… Những chương trình này giúp người dùng có cái nhìn thiện cảm hơn với thương hiệu của bạn.

7. Những hạn chế khi áp dụng chiết khấu là gì?

Tuy là phương thức cần phải có trong hoạt động kinh doanh, nhưng chiết khấu vẫn gặp phải một số rủi ro sau:
– Giảm giá trị thương hiệu với những khách hàng cao cấp
– Hình thành thói quen chờ giảm giá của khách hàng đối với những sản phẩm có giá niêm yết
– Giảm độ tin cậy ở khách hàng, tạo tâm lý nghi ngờ về độ thật giả của sản phẩm

8. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc

1. Các hình thức thể hiện chiết khấu thương mại

Khi đạt được sự thỏa thuận, thống nhất hợp đồng giữa hai bên thì bên bán sẽ thực hiện giảm trừ cho bên mua khi mua hàng hóa.

2. Sự cho phép của cơ quan quản lý đối với chiết khấu thương mại

Là thoả thuận giữa 2 bên và quy định cụ thể trong hợp đồng (không cần đăng ký với cơ quan quản lý

3. Giá tính thuế Chiết khấu thương mại

Giá tính thuế là giá đã trừ chiết khấu.

4. Thời gian duy trì Chiết khấu thương mại

Hợp đồng có thể được duy trì thường xuyên, mang tính trung, dài hạn.

5. Đối tượng khách hàng Chiết khấu thương mại

Thường áp dụng cho khách hàng bán buôn (bán sỉ).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Cách hạch toán chiết khấu thương mại. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về chiết khấu thương mại. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chiết khấu thương mại hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo