Hướng Dẫn Cách Đóng Sổ Sách Kế Toán [Cập Nhật 2024]

Mỗi kỳ cuối năm, các doanh nghiệp lại phải tiến hành làm các báo cáo thuế. Hô sơ kế toán thì luôn là hồ sơ khá phức tạp, cần chứng từ chặt chẽ. Vậy đóng ghép, sắp xếp như thế nào là đúng chuẩn? Chắc chắn nhiều kế toán doanh nghiệp gặp rắc rối. Hãy cùng tìm hiểu cách đóng sổ sách kế toán qua bài viết bên dưới.

Businessman

Hướng Dẫn Cách Đóng Sổ Sách Kế Toán [Cập Nhật 2023]

1. Các bước quan trọng trong việc đóng ghép sắp xếp hồ sơ thuế cuối năm

Để chuẩn bị cho việc sắp xếp hồ sơ thuế, kế toán sẽ lần lượt trải qua các bước sau:

  • Chuẩn bị file mềm
  • In và tập hợp chứng từ
  • Đóng ghép hồ sơ

2. Bước 1: Chuẩn bị file mềm

  • File mềm các sổ sách
    • Sổ sách kế toán
    • Bảng chấm công
    • Bảng lương
    • Phiếu thu, chi
    • Phiếu nhập, xuất
    • Biên bản đối chiếu công nợ

3. Bước 2: In và tập hợp chứng từ

  • In sổ sách
  • Sắp xếp hồ sơ thuế
  • Sổ Giá vốn, giá thành
    • Tổng hợp giá vốn hàng bán
    • Tổng hợp giá thành
    • Chi tiết giá thành
  • Sổ Bán hàng
    • Chi tiết bán hàng hóa
    • Chi tiết bán thành phẩm
  • Sổ Công nợ
    • Công nợ phải thu
      • Tổng hợp công nợ phải thu
      • Chi tiết công nợ phải thu
    • Công nợ phải trả
      • Tổng hợp công nợ phải trả
      • Chi tiết công nợ phải trả
  • Sổ Kho hàng
    • Kho nguyên vật liệu
      • Tổng hợp kho nguyên vật liệu
      • Chi tiết kho nguyên vật liệu
    • Kho thành phẩm
      • Tổng hợp kho thành phẩm
      • Chi tiết kho thành phẩm
    • Kho hàng hóa
      • Tổng hợp kho hàng hóa
      • Chi tiết kho hàng hóa
  • Sổ phân bổ, khấu hao
    • Chi phí trả trước
    • Tài sản cố định
  • Bảng kê hóa đơn GTGT
    • Hóa đơn mua vào
      • Quý 1
      • Quý …
      • Quý 4
    • Hóa đơn bán ra
      • Quý 1
      • Quý …
      • Quý 4
  • Bảng thanh toán tiền lương
    • Tháng 1
    • Tháng …
    • Tháng 12
  • Sổ chi tiết tài khoản
  • In phiếu
    • Phiếu thu, chi (in một mặt – giấy A5)
    • Phiếu nhập, xuất kho
  • In hồ sơ lương
    • Hợp đồng lao động
    • Bảng chấm công
  • Tập hợp chứng từ
    • Hóa đơn GTGT
    • Giấy nộp tiền thuế, bảo hiểm

(*) Lưu ý: Tùy vào đặc điểm SXKD của DN nên có thể không có đủ toàn bộ sổ sách như liệt kê

4. Đóng ghép hồ sơ kế toán thuế

  • Sổ Giá vốn, giá thành: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp giá vốn hàng bán
    • Tổng hợp giá thành
    • Chi tiết giá thành
  • Sổ Bán hàng: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Chi tiết bán hàng hóa
    • Chi tiết bán thành phẩm
  • Sổ Công nợ phải thu: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp công nợ phải thu
    • Chi tiết công nợ phải thu
  • Sổ Công nợ phải trả: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp công nợ phải trả
    • Chi tiết công nợ phải trả
  • Sổ Kho nguyên vật liệu: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp kho nguyên vật liệu
    • Chi tiết kho nguyên vật liệu
  • Sổ Kho thành phẩm: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp kho thành phẩm
    • Chi tiết kho thành phẩm
  • Sổ Kho hàng hóa: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Tổng hợp kho hàng hóa
    • Chi tiết kho hàng hóa
  • Sổ phân bổ, khấu hao: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Chi phí trả trước
    • Tài sản cố định
  • Sổ chi tiết tài khoản
    • Bìa sổ + Mục lục
    • Sổ chi tiết tài khoản
  • Báo cáo thuế: Mỗi quý đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ
    • Tờ khai thuế
    • Bảng kê bán ra
    • Bảng kê mua vào
    • Báo cáo sử dụng hóa đơn
  • Báo cáo tài chính: Đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Bìa sổ
    • Báo cáo kết quả HĐKD
    • Bảng cân đối tài khoản
    • Thuyết minh BCTC
  • Hóa đơn bán ra: Mỗi tháng đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Phiếu thu (Nếu giao dịch bằng tiền mặt)
    • Hóa đơn
    • Phiếu xuất kho
  • Hóa đơn mua vào: Mỗi tháng đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Phiếu chi (Nếu giao dịch bằng tiền mặt)
    • Hóa đơn
    • Phiếu nhập kho
    • Biên bản đối chiếu công nợ
  • Hồ sơ ngân hàng: Đóng thành một quyển, bao gồm theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Sao kê ngân hàng
    • Giấy ủy nhiệm chi: Sắp xếp thứ tự theo thời gian cũ đến mới
    • Giấy báo có: Giao dịch trả tiền NCC cần GBN
  • Hồ sơ tiền lương: Mỗi tháng đóng thành một quyển, sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới:
    • Phiếu chi (lương)
    • Bảng thanh toán tiền lương
    • Bảng chấm công
  • Hồ sơ nhân viên:
    • CMTND
    • Hợp đồng lao động
  • Chứng từ khác:
    • Giấy nộp tiền thuế online
    • Giấy nộp tiền thuế, bảo hiểm trực tiếp tại ngân hàng
    • Lệ phí cầu đường

(*) Lưu ý: Đối với bìa sổ nên in mỗi năm một màu để tránh việc nhầm lẫn khi kiểm tra

Rõ ràng, để đóng ghép, sắp xếp hồ sơ thuế kế toán doanh nghiệp một cách chuẩn chỉnh không phải là vấn đê đơn giản. Để đóng ghép được, trước tiên bạn phải có được một hồ sơ, báo cáo chuẩn chỉnh. Các bộ sổ, chứng từ phải chuẩn bị đầy đủ. Như vậy, doanh nghiệp mới có thể yên tâm nếu có thanh kiểm tra.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc về cách đóng sổ sách kế toán. Hy vọng với nội dung bài viết trên, sẽ cung cấp đến quý bạn đọc những nội dung hữu ích, nếu có bất kỳ thắc mắc pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (766 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo