Cách đóng dấu niêm phong [Chi tiết 2024]

Đóng dấu niêm phong là vấn đề được nhiều người quan tâm khi niêm phong vật chứng. Bài viết sau đây, ACC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Đóng dấu niêm phong.

cách đóng dấu niêm phong
Cách đóng dấu niêm phong

1. Niêm phong là gì

Căn cứ Điều 3, Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về việc niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:

"Niêm phong vật chứng là việc bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng bằng cách:

a) Đưa vật chứng vào trạng thái được bảo vệ an toàn, bao gồm gói, đóng hộp, đưa vào thùng, chai, lọ và các hình thức khác (gọi là đóng gói, đóng kín) và dán giấy niêm phong đè lên nhũng phần có thể mở để lấy, đổi vật chứng hoặc có thể tác động làm thay đổi tính nguyên vẹn của vật chứng;

b) Đối với vật chứng có khối lượng, kích thước lớn hoặc không thể di chuyển được thì dán giấy niêm phong lên từng phn hoặc trên những bộ phận quan trọng của vật chứng;

c) Đối với một số loại vật chứng có thể sử dụng khóa, kẹp dây chì, dây thép và các hình thức khác để bao bọc vật chứng sau đó dán giy niêm phong."

Trong đó:

  • Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
  • Mở niêm phong vật chứng là gỡ giấy niêm phong và mở đóng gói hoặc đóng kín vật chứng đối với vật chứng được đóng gói hoặc đóng kín; gỡ giấy niêm phong đối với vật chứng không đóng gói hoặc không đóng kín hoặc không di chuyển được.
  • Giấy niêm phong là giấy có tính bền vững cao, trên đó ghi tên cơ quan chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng, họ tên, chữ ký hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng, người tham gia niêm phong vật chng, thời gian niêm phong vật chứng và đóng dấu của cơ quan chức năng.

Vật chứng cần được niêm phong và vật chứng không cần niêm phong được quy định như sau:

Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:

  • Vật chứng là động vật, thực vật sống.
  • Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
  • Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
  • Nhng vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.

Nguyên tắc niêm phong vật chứng được quy định tại Điều 4, Nghị định 127/2017/NĐ-CP, cụ thể:

"Điều 4. Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng

1. Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

2. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.

3. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyn, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

4. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng."

2. Trình tự niêm phong vật chứng

Một vật chứng có thể thực hiện niêm phong, mở niêm phong một hoặc nhiều lần. Sau mỗi lần mở niêm phong, khi kết thúc sử dụng vật chứng phải niêm phong lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Nghị định này và gửi về nơi bảo quản vật chứng theo quy định của pháp luật. Việc niêm phong vật chứng được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

Chuẩn bị thực hiện niêm phong vật chứng

Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời hoặc triệu tập người tham gia niêm phong vật chng;

Trong trường hợp người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyn lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong bị mt năng lực hành vi theo quy định của pháp luật hoặc đã chết, thì người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng mời người thân thích hoặc người đại diện hợp pháp của họ tham gia niêm phong vật chứng;

Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng cần niêm phong là bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì khi niêm phong, người tổ chức thực hiện niêm phong mời người thân thích của họ hoặc người bào chữa của họ (nếu có) hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức niêm phong vật chứng chứng kiến.

Đối với vật chứng không thể niêm phong được tại hiện trường, thì phải niêm phong từng phần hoặc những phần quan trọng, sau đó đưa về địa điểm do cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án quyết định để tiến hành niêm phong theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.

Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.

Người chủ trì tổ chức niêm phong vật chứng phải chỉ đạo chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện cần thiết để phục vụ cho việc niêm phong, dán giấy niêm phong, bảo quản, di chuyển vật chứng.

Thực hiện niêm phong vật chứng

Kiểm tra vật chứng cần niêm phong để mô tả cụ thể, đầy đủ, chính xác thực trạng của vật chứng vào biên bản niêm phong vật chng;

Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng cần niêm phong (trường hợp vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được.

Những người tổ chức thực hiện niêm phong, tham gia niêm phong vật chứng ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chi) vào giy niêm phong (viết hoặc điểm chỉ rõ ràng bằng mực khó phai);

Đóng du của cơ quan, tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng hoặc của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng vào giấy niêm phong;

Kiểm tra niêm phong của vật chứng (giấy niêm phong phải đảm bảo không bị rách, biến dạng; không bị mất, biến dạng các thông tin ghi trên giấy niêm phong).

Kết thúc niêm phong vật chứng

Lập biên bản niêm phong vật chứng. Biên bản phải mô tả đúng thực trạng của vật chứng trước và sau khi niêm phong, có đầy đủ chữ ký, họ tên hoặc điểm chỉ (kèm chú thích họ tên người điểm chỉ) của những người tổ chức thực hiện, tham gia niêm phong vật chứng theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.

Biên bản được lập, đưa vào hồ sơ vụ án và giao 01 bản cho người, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chng được niêm phong.

3. Đóng dấu niêm phong

Đóng dấu niêm phong là việc kết thúc niêm phong vật chứng. Việc đóng dấu niêm phong sẽ được thực hiện trên biên bản niêm phong. Con dấu thuộc về cơ quan chức năng có thẩm quyền niêm phong.

Mẫu biên bản niêm phong

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

BIÊN BẢN

Về việc niêm phong vật chứng

Hôm nay, vào hồi…… giờ …..ngày….. tháng …..năm … tại

Căn cứ Bản án, Quyết định số …… ngày ….. tháng ….. năm …của Tòa án

Căn cứ Quyết định thi hành án số … ngày …… tháng…. năm …… của Trưởng phòng Thi hành án …….

Căn cứ Quyết định về việc cưỡng chế số……ngày …. tháng ….. năm …… của Chấp hành viên Phòng Thi hành án ……

Chúng tôi gồm:

Ông (bà): …., chức vụ: Chấp hành viên.

 

Ông (bà): …., chức vụ:

Ông (bà): …., chức vụ:

Đại diện chính quyền địa phương:

Ông (bà): …., chức vụ:

Với sự tham gia của:

Ông (bà): …., đại diện Viện kiểm sát quân sự

Ông (bà): …, là người chứng kiến

Ông (bà): ….., người được thi hành án

 

Ông (bà): …, người phải thi hành án

Lập biên bản niêm phong vật chứng của ông (bà):

Vật chứng niêm phong: (nêu rõ tình trạng, vị trí, đặc điểm của vật chứng)

Biên bản lập xong hồi… giờ …cùng ngày, lập thành…. bản, đã đọc lại cho mọi người nghe, không ai có ý kiến khác, nhất trí cùng ký tên./.

NGƯỜI GHI BIÊN BẢN                                          CHẤP HÀNH VIÊN

(Ký, ghi rõ họ, tên)                                                (Ký, ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN VKSQS…                                                ĐẠI DIỆN ……

(Ký, ghi rõ họ, tên)                                                Ký, ghi rõ họ, tên)


Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Đóng dấu niêm phong do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Đóng dấu niêm phong, Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo