Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật ?

1. Thực hiện pháp luật là gì ? 

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định.

 

Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

 

 

 

2. Các hình thức thực hiện pháp luật:

Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:

 

- Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động, thể hiện ở sự kiểm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm đoán của pháp luật.

 

Sự kiềm chế của các chủ thể pháp luật được hiểu là khi pháp luật quy định cấm làm một điều gì đó thì họ không tiến hành hoạt động này mặc dù họ có cơ hội để thực hiện một hành vi bị cấm.

 

Ở hình thức này, hành vi của chủ thể pháp luật được thể hiện dưới dạng không hành động.

 

Ví dụ, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu…;

 

- Thỉ hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách chủ động. Chủ thể pháp luật phải thực hiện một thao tác nhất định mới có thể thực hiện pháp luật được.

 

Chủ thể pháp luật phải tiến hành các hoạt động bắt buộc là khi họ ở trong điều kiện mà pháp luật quy định thì phải làm những việc mà nhà nước yêu cầu, họ không thể viện lí do để từ chối.

 

Sự đòi hỏi của nhà nước đối với các chủ thể là phải tích cực tiến hành những hoạt động nhất định. Ở hình thức này, hành vi của chủ thể thi hành pháp luật được thể hiện dưới dạng hành động.

 

Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu;

 

- Sử dụng pháp luật là khả năng của các chủ thể pháp luật có thể sử dụng khai thác hay không sử dụng, khai thác, hưởng quyền mà luật đã dành cho mình.

 

Đây là hình thức chủ thể pháp luật thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật.

 

Nhà nước tạo khả năng cho chủ thể pháp luật có thể được hưởng những quyền nào đó và họ đã căn cứ vào mong muốn, điều kiện của mình để thực hiện các quyền này.

 

Ví dụ: công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật. Nét đặc biệt của hình thức thực hiện pháp luật này so với tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;

 

- Áp dụng pháp luật là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dựa trên các quy định của pháp luật để giải quyết, xử lí những vấn để cụ thể thuộc trách nhiệm của mình.

 

Đây là hình thức các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể.

 

Đây là hình thức thực hiện pháp luật rất quan trọng, phức tạp

3. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật

các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật
các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật

3.1. Yếu tố kinh tế

Yếu tố kinh tế hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế – xã hội, hệ thống chính sách kinh tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng trong thực tế xã hội. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận cho hoạt động thực hiện pháp luật, nâng cao hiểu biết xã hội và ý thức pháp luật. Ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật.

 

Kinh tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, người dân sẽ dễ tiếp cận đến pháp luật và thực hiện nó dễ dàng hơn. Khi nền kinh tế ổn định, người tham gia giao thông sẽ không phải vượt đèn đỏ để cố đưa thêm một chuyến hàng và rồi xảy ra tai nạn, hay người bán hàng có thể thuê cửa hàng chứ không phải bày ra vỉa hè, lề đường gây nên ách tắc giao thông.

 

Khi kinh tế phát triển, các công ty cầu đường sẽ làm bằng những vật liệu chất lượng cao hơn, làm ra nhiều tuyến đường riêng cho các xe trọng tải lớn, lúc đó sẽ không còn xảy ra tình trạng đường làm hôm nay thì mai đã ổ gà, ổ voi.

 

Hơn nữa, nếu kinh tế của đất nước phát triển, đời sống con người được cải thiện, sẽ không còn những xe ba bánh, xe tự chế mà thay vào đó là những xe chở hàng an toàn hơn, đường sá cũng sẽ được làm rộng hơn để phân luồng giao thông, từ đó có thể hạn chế việc ùn tắc giao thông.

 

 

 

3.2. Yếu tố văn hóa – xã hội

Lối sống đô thị và nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật. Người ở nông thôn khi mới ra thành phố lớn sinh sống sẽ dễ thực hiện sai pháp luật như vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu vì ở nông thôn đường thường rộng rãi và ít người qua lại, đèn đỏ cũng không nhiều nên khi sông ở thành phố, người ta sẽ dễ làm theo thói quen, như vậy sẽ dễ xảy ra giao thông đáng tiếc.

 

Hơn nữa ở Việt Nam, không chỉ ở nông thôn mà cả thành phố, tình trạng uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông xảy ra rất nhiều, nhất là những ngày lễ tết. Khi tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, người điều khiển sẽ không thể đủ tỉnh táo để biết tự làm chủ phương tiện, vì vậy thường sẽ xảy ra ta nạn. Mặc dù việc đó đã được đưa lên tuyên truyền trên cấc phương tiện thông tin đại chúng không phải là ít nhưng người dân vẫn bất chấp, cố tình làm trái.

 

 

 

3.3. Yếu tố niềm tin

Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, của cưỡng chế thì còn cần huy động sức mạnh của tư tưởng và tinh thần pháp luật, pháp luật phải được con người nhận thức là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật. Niềm tin pháp luật không tự động hóa ở các cá nhân mà phải có sự tác động của thực tiễn pháp luật, con người có lòng tin thì sẽ luôn hướng thiện.

 

Thực tế trong thực hiện an toàn giao thông cho thấy, người tham gia có niềm tin vào việc đội mũ bảo hiểm sẽ không bị thương ở phần đầu thì người ta sẽ chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hay việc làm trái luật an toàn giao thông như vượt đèn đỏ hay lạng lách, vượt ẩu, đi quá tốc độ sẽ có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao hơn thì người tham gia sẽ thực hiện nghiêm chỉnh, đúng luật.

 

 

 

3.4. Yếu tố môi trường xã hội

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của một người. Một thanh niên sống trong một môt trường văn hóa trong sạch, lành mạnh sẽ có ý thức, hành vi thực hiện pháp luật cao hơn một người sống trong môi trường có nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm.

 

Một người tham gia giao thông có thể không biết cụ thể về các quy định pháp luật nhưng anh ta cũng không vi phạm pháp luật vì đã làm theo những người cùng đi. Nhưng có thể cũng vẫn người công dân đó, khi anh ta đi vào đoạn đường mà tất cả mọi người dừng lại khi có đèn đỏ, anh ta sẽ lạc lõng khi vi phạm quy tắc trên. Do đó môi trường sống, thói quen có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến hành vi, ý thức của người tham gia giao thông. Chẳng hạn, thói quen chen lấn kể cả những lúc không cần thiết cũng là một lực cản nặng nề đến trật tự, an toàn giao thông, gây nên nhiều hậu quả xấu. Người tham gia giao thông biết rõ cấc quy định cơ bản luật giao thông, biết rõ cả hậu quả của sự chen lấn, xô đẩy nhau song họ vẫn đua nhau thực hiện hành vi đó, ở đây có cả cái cảm giác thua thiệt nếu như không chen lấn

 

 

 

3.5. Yếu tố pháp luật

Yếu tố pháp luật là tổng thể các yếu tố tạo nên đời sống pháp luật của xã hội ở từng giai đoạn nhất định bao gồm hệ thống pháp luật, các quan hệ pháp luật… Bản thân pháp luật được sinh ra là để điều chỉnh các quan hệ xã hội là cơ sở để các chủ thể thực hiện pháp luật. Song chính các mặt, khía cạnh khác nhau của các chuẩn mực pháp luật cũng có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động thực hiện pháp luật.

 

Văn hóa pháp luật được hình thành từ tổng thể các hoạt động xã hội – pháp luật trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, văn hóa pháp luật là hệ thống các giá trị, chuẩn mực pháp luật được kết tinh từ trí thức pháp luật, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật và hành vi pháp luật; có ảnh hưởng sâu rộng tới các hình thức pháp luật từ tuân thủ chấp hành sử dụng cho tới áp dụng pháp luật. Văn hóa pháp luật được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thực hiện pháp luật. Giữa văn hóa pháp luật và hoạt động thực hiện pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật là cơ sở, nền tảng, khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn. Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo