Thoả thuận là khái niệm rộng và trong hoạt động cạnh tranh có những thoả thuận gây hạn chế cạnh tranh, có thoả thuận khuyến khích cạnh tranh nhưng cũng có thoả thuận trung tính (không khuyển khích cạnh tranh nhưng cũng không hạn chế cạnh tranh). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thệu đến các bạn Các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cùng tham khảo nhé.

1. Vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Tân Hiệp Phát (Tân Hiệp Phát) là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bia mang nhãn hiệu Laser. Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (VBL) là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm bia, trong đó có bia Heineiken, Tiger. VBL ký các hợp đồng với các đại lý độc quyền trong đó yêu cầu không được quảng cáo, giới thiệu, bán hàng cho các hãng bia khác. Tân Hiệp Phát đã gửi đến Cục Quản lý cạnh tranh đơn khiếu nại VBL vi phạm Luật Cạnh tranh.

Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra sơ bộ và quyết định điều tra chính thức đối với VBL.

Kết quả điều tra xác định thị phần của VBL trên thị trường liên quan dưới ngưỡng 30%. Vì vậy, VBL không có vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan.

Ngày 21 tháng 5 năm 2010, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc theo điểm a, khoản 1, điều 101 Luật Cạnh tranh.

Tân Hiệp Phát đã khiếu nại Quyết định của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh lên Hội đồng Cạnh tranh và đã được Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại.

Ngày 02 tháng 11 năm 2010, Tân Hiệp Phát đã có Đơn khởi kiện Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh gửi Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 21 tháng 02 năm 2011, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định trả lại Đơn khiếu kiện quyết định của Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại về Quyết định của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh.

2. Vụ việc hạn chế cạnh tranh lạm dụng vị trí độc quyền

Ngày 31 tháng 12 năm 2007, Công ty Xăng dầu hàng không Vinapco và Hãng Hàng không Pacific Airlines (PA) ký Hợp đồng mua bán nhiên liệu hàng không JET A-1 số 34⁄PA2008. Theo đó hai bên đã thỏa thuận mức phí cung ứng nhiên liệu.

Ngày 12 tháng 3 năm 2008, Vinapco mời PA đến họp để xác định lại mức phí cung ứng mới.

Ngày 24 tháng 3 năm 2008, Vinapco và PA đã họp tại trụ sở của Vinapco. Tại cuộc họp này, PA thừa nhận việc tăng phí cung ứng khi chi phí thị trường tăng là hợp lý nhưng yêu cầu phí cung ứng phải bình đẳng giữa các hãng hàng không nội địa, cụ thể là giữa PA và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA).

Ngày 26 tháng 3 năm 2008, PA gửi công văn đến gửi Vinapco bày tỏ sự không chấp nhận việc Vinapco áp dụng mức phí cung ứng mới khác nhau giữa VNA và PA, đồng thời đề nghị Vinapco và PA cùng kiến nghị Chính phủ và các Bộ liên quan xem xét, quyết định.

Ngày 28 tháng 3 năm 2008, Vinapco gửi fax cho PA yêu cầu PA phải chấp thuận bằng văn bản mức phí cung ứng mới và kết thúc thỏa thuận, đàm phán trước ngày 31/3/2008.

Ngày 31 tháng 3 năm 2008, Vinapco có công văn gửi cho các xí nghiệp xăng dầu của Vinapco ở các khu vực đề nghị các xí nghiệp này ngừng tra nạp nhiên liệu JET A-1 cho mọi chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 01 tháng 4 năm 2008 cho đến khi có chỉ đạo mới bằng văn bản của Vinapco.

Ngày 31 tháng 3 năm 2008, Vinapco gửi có công văn đến PA thông báo ngừng tra nạp nhiên liệu JET A-1 cho mọi chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 01 tháng 4 năm 2008.

Ngày 01 tháng 4 năm 2008, Vinapco có công văn gửi PA thông báo tạm thời nối lại cung cấp nhiên liệu JET A-1 cho PA trong hai ngày 01 và 02 tháng 4 năm 2008.

Ngày 02 tháng 4 năm 2008, Vinapco thông báo tiếp tục tra nạp nhiên liệu JET A-1 cho tất cả chuyến bay của PA từ 0h00 ngày 3 tháng 4 năm 2008.

Tháng 5 năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã quyết định điều tra chính thức vụ việc.

Ngày 14 Tháng Tư năm 2009, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành Phiên điều trần để xử lý vụ việc. Hội đồng kết luận công ty Xăng dầu hàng không VINAPCO đã có hành vi lạm dụng độc quyền trên thị trường nhiên liệu hàng không vi phạm các khoản 2 và 3, Điều 14 của Luật Cạnh tranh.

Hội đồng quyết định phạt Vinapco 3,378 tỷ đồng về các hành vi vi phạm và 100 triệu đồng phí xử lý vụ việc.

Vinapco đã khiếu nại Quyết định xử lý của Hội đồng Xử lý vụ việc lên Hội đồng Cạnh tranh.

Không nhất trí với Quyết định Giải quyết khiếu nại của Hội đồng Cạnh tranh, Vinapco đã khởi kiện ra Toà án nhân dân TP. Hà Nội và Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân Tối cao.

Tháng 11 năm 2011, Tòa phúc thẩm – Tòa án Nhân dân Tối cao đã tổ chức phiên toà phúc thẩm, bác kháng cáo của công ty Vinapco. Tòa án phán quyết giữ nguyên Quyết định của Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại của Vinapco.

3. Vụ việc Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Ngày 15 tháng 9 năm 2008, tại Phan Thiết, Bình Thuận, 15 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ tham gia Hội nghị đã thống nhất ký Bản Thỏa thuận hợp tác giữa các DNBH trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô (sau đây gọi chung là Bản Thoả thuận).

Sau đó, trên cơ sở văn bản của HHBHVN số 226/HHBH/2008 ngày 18 tháng 9 năm 2008 về việc ký kết các văn bản thỏa thuận, thêm 04 DNBH phi nhân thọ khác đã tham gia ký Bản Thỏa thuận nêu trên, nâng tổng số DNBH phi nhân thọ tham gia ký Bản Thỏa thuận lên 19 doanh nghiệp. Bản Thỏa thuận nêu trên có hiệu lực kể từ 01 tháng 10 năm 2008.

Ngày 18 tháng 11 năm 2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 93/QĐ-QLCT về việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Ngày 28 tháng 11 năm 2008, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra Quyết định số 99/QĐ-QLCT về việc việc điều tra chính thức vụ việc cạnh tranh đối với 19 DNBH.

1. Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ABIC)

2. Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long)

3. Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)

4. Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm châu Á Ngân hàng Công thương (Bảo Ngân)

5. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín (Bảo Tín)

6. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt)

7. Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)

8. Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)

9. Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)

10. Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)

11. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí (PVI)

12. Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm SAMSUNG-VINA (Samsung-Vina)

13. Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn cầu (Toàn Cầu)

14. Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)

15. Công ty liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA)

16. Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA)

17. Công ty TNHH Bảo hiểm FUBON Việt Nam (FUBON)

18. Công ty TNHH Tổng hợp Groupama (Groupama)

19. Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không Việt Nam (VNI).

Ngày 02 tháng 10 năm 2009, Cục Quản lý cạnh tranh chuyển Hồ sơ vụ việc KNCT-HCCT-0009 đến Hội đồng Cạnh tranh.

Ngày 15 tháng 01 năm 2010, Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh ra Quyết định số 02/QĐ-HĐXL về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Ngày 29 tháng 4 năm 2010, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có Kết luận điều tra bổ sung vụ việc KNCT-HCCT-0009 chuyển đến Hội đồng Cạnh tranh.

Hội đồng Xử lý vụ việc Cạnh tranh đã quyết định mở Phiên điều trần công khai từ ngày 27 tháng 7 năm 2010 để xử lý vụ việc cạnh tranh.

Tại Phiên điều trần, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh nhận định hành vi ký bản thỏa thuận của 19 doanh nghiệp là hành vi quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh về thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Hội đồng đã xác định thị phần kết hợp của 19 doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thỏa thuận chiếm tỷ lệ 99.79%. Như vậy, bằng việc ký kết thỏa thuận, 19 doanh nghiệp đã triệt tiêu cạnh tranh về mức phí bảo hiểm trên hầu như toàn bộ thị trường liên quan. Bên bị điều tra đã vi phạm Điều 9 Luật Cạnh tranh về các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

Ngày 29 tháng 7 năm 2010, Hội đồng Cạnh tranh đã tuyên bố quyết định phạt tiền các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận với tổng số tiền phạt và tiền phí là 1.807.000.000 đồng.

Có 3 doanh nghiệp khiếu nại Quyết định xử lý của Hội đồng Xử lý lên Hội đồng Cạnh tranh. Hội đồng Cạnh tranh đã tổ chức giải quyết các khiếu nại này.

Các doanh nghiệp bị xử phạt đã chấp hành các quyết định của Hội đồng Cạnh tranh, nộp tiền phạt và tiền Phí xử lý vụ việc cạnh tranh vào Kho Bạc Nhà nước.

Trên đây là nội dung về Các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.