Các ví dụ cụ thể về thuế giá trị gia tăng

Thuế là nghĩa vụ cơ bản của cá nhân, tổ chức đối với nhà nước nhằm đóng góp vào ngân sách nhà nước và các khoản chi tài chính công. Mời quý độc giả cùng ACC tìm hiểu về ví dụ cụ thể về thuế giá trị gia tăng thông qua bài viết dưới đây.

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn được gọi là thuế VAT. Theo điều 2, chương I Luật thuế giá trị gia tăng 2008 và một số bài tiểu luận thuế giá trị gia tăng, khái niệm này được định nghĩa như sau: “Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”. Đặc điểm của thuế GTGT gồm:

Đây là loại thuế gián thu. Thuế GTGT sẽ được cộng vào chung với giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chi trả. Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa mới là người trực tiếp đóng thuế GTGT cho Nhà nước.

Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ từ khâu sản xuất, lưu thông đến khi tới tay người tiêu dùng. Phần giá trị tăng thêm này chính là sự chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua vào theo chu kỳ tính thuế của Nhà nước.

Phạm vi đối tượng chịu thuế GTGT lớn. Hầu hết, mọi hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ khi được sản xuất và tiêu thụ đều chịu thuế GTGT.

Ví dụ về thuế giá trị gia tăng: Bạn mua một chiếc máy tính có giá 10.000.000 đồng chưa bao gồm thuế VAT 10%. Như vậy tổng tiền bạn cần bỏ ra để mua chiếc máy tính đó gồm cả VAT là 11.000.000 đồng.

2. Thuế GTGT có vai trò gì?

Có thể thấy, thuế GTGT xuất hiện trong hầu hết các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Loại thuế này đóng vai trò quan trọng trong quản lý kinh tế Nhà nước, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cụ thể, những vai trò của thuế giá trị gia tăng đó là:

Điều tiết thu nhập của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiêu dùng chịu VAT. Vì là loại thuế gián thu nên người tiêu dùng không nộp thuế trực tiếp mà sẽ đóng thuế qua hình thức thanh toán hàng hóa. Việc này giúp hạn chế thất thoát thuế, đảm bảo các đối tượng trong xã hội thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính.

Thuế GTGT giúp xây dựng nguồn thu lớn, ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Kích thích tiêu dùng hàng nội địa do sản phẩm, hàng hóa nhập từ nước ngoài về Việt Nam sẽ bị đánh thuế GTGT cao.

Thúc đẩy sản xuất những mặt hàng bị đánh thuế GTGT thấp, giúp đa dạng chủng loại hàng hóa và kích cầu thị trường.

Nâng cao chất lượng hạch toán, khuyến khích sử dụng hóa đơn khi trao đổi hàng hóa.

Quy định Về Thuế Giá Trị Gia Tăng

3. Những đối tượng chịu thuế VAT và không chịu thuế VAT

Vậy đối tượng chịu thuế GTGT là những ai? Người nộp thuế giá trị gia tăng là ai? Để hiểu rõ bản chất loại thuế này, bạn cần phân biệt và nắm được các thông tin sau:

Người chịu thuế GTGT: là người tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Người nộp thuế GTGT: là các cơ sở kinh doanh (cá nhân hoặc tổ chức) sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa chịu thuế VAT.

Đối tượng chịu thuế GTGT: là tất cả sản phẩm, hàng hóa dịch vụ sử dụng cho hoạt động tiêu dùng, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Luật thuế giá trị gia tăng sẽ có một số đối tượng không chịu thuế GTGT như:

Các sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản nuôi trồng chưa chế biến hoặc sơ chế.

Các sản phẩm muối được sản xuất trực tiếp từ nước biển.

Nhà ở có quyền sở hữu thuộc Nhà nước.

Các dịch vụ y tế, bưu chính viễn thông, dịch vụ công cộng, một số dịch vụ bảo hiểm, dạy học, dạy nghề đã được luật pháp cho phép, vận chuyển hành khách công cộng,…

Những loại thiết bị, máy móc nhập khẩu để sử dụng với mục đích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Hoặc những chuyển giao công nghệ theo quy định của Nhà nước.

Các loại vũ khí phục vụ trong quốc phòng.

….

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về ví dụ cụ thể về thuế giá trị gia tăng mà ACC muốn gửi gắm tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu được tư vấn về vấn đề trên, vui lòng liên hệ với ACC nhé!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo