messenger whatsapp viber zalo phone mail

Các thương vụ M&A thất bại tại Việt Nam [Cập nhật 2023]

Bên cạnh những thương vụ M&A thành công, không ít thương vụ thất bại do không lường trước được hậu quả của M&A, dẫn đến đổ vỡ những cam kết ban đầu.

M&A là gì và hướng dẫn quy trình thực hiện M&A hiệu quả theo 10 bước

Các thương vụ M&A thất bại tại Việt Nam

1. M&A là gì ?

M&A là tên viết tắt của cụm từ Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.

Mergers (Sáp nhập) là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, quyền hay nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập hay bị mua lại sẽ “về tay” doanh nghiệp sáp nhập. Với hình thức sáp nhập là sự liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng quy mô và cho ra đời một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

Acquisitions (Mua lại) là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua. Mua lại là hình thức một doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn và doanh nghiệp mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua.

Những thương vụ M&A đều nhằm mục đích tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị sáp nhập hay mua lại chứ không đơn thuần là sở hữu cổ phần. M&A thường đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp: mở rộng thị phần, đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn, giảm số lượng nhân viên cần thiết, giảm những chi phí phát sinh không cần thiết, tận dụng công nghệ được chuyển giao,…

2. Các thương vụ M&A thất bại tại Việt Nam

Thị trường M&A tại Việt Nam đã và đang diễn ra một số thương vụ mua bán – sáp nhập (M&A) đình đám, diễn ra êm thấm và kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích lớn cho các bên.

Thương vụ M&A đình đám giữa Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải (Thaco) vừa diễn ra ngày 8/8 được đánh giá là “cuộc hôn nhân môn đăng hộ đối”. Thaco đã bỏ ra hơn 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% Công ty Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai (HNG) và 51% HAGL Myamar. Đây là một thương vụ M&A mà cả hai bên đều tin rằng mình sẽ có lợi.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn M&A vừa diễn ra tại TP.HCM, thực tế các hoạt động M&A hiệu quả thành công lại không được cao.

Ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam dẫn một khảo sát cho biết, trong vòng 1 thập kỷ qua, chỉ có 2/5 thương vụ M&A tại Việt Nam thành công, một tỉ lệ được cho là khá thấp. Nguyên nhân chính là do quá trình hậu M&A (sau bản cam kết hợp đồng) việc hợp tác với nhau như thế nào, mang lại giá trị gia tăng gì cho cả hai vẫn chưa đạt được như kỳ vọng.

Gần đây, thị trường M&A Việt Nam đã chứng kiến sự đổ bể trong thương vụ hợp tác giữa Công ty Cổ phần Ba Huân và quỹ đầu tư VinaCapital.

Chiều tối ngày 7/8, VinaCapital đã chính thức phát đi thông báo quyết định dừng đầu tư vào Công ty Cổ phần Ba Huân sau khi Ba Huân gửi đơn lên Chính phủ và Thủ tướng nhờ can thiệp để hủy thương vụ đầu tư trị giá 32,5 triệu USD này sau 6 tháng ngắn ngủi.

Thương vụ kết thúc được VinaCapital giải thích do “một số hiểu lầm giữa đôi bên”. Phía Ba Huân cho rằng thay vì mục tiêu hợp tác và phát triển, VinaCapital lại muốn chiếm quyền quản lý và điều hành toàn bộ công ty, chiếm đoạt thương hiệu Ba Huân. Dù đã đề nghị chấm dứt hợp tác nhưng Ba Huân cho biết phía VinaCapital “có hành động trì hoãn, gây khó khăn”, như yêu cầu phải thanh toán khoản phí phát sinh dựa trên mức lãi suất 22% cho các khoản đầu tư mua cổ phần phát hành thêm trong khi thực tế khoản tiền trên vẫn đang được giữ lại tài khoản do VinaCapital kiểm soát…

Trong khi đó, VinaCapital khẳng định không có ý định chiếm quyền điều hành hay thâu tóm Ba Huân và việc này cũng không nằm trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn từ trước đến nay. “Nếu chúng tôi cảm thấy Ba Huân không thiện chí thì việc hợp tác cũng đâu có kết quả gì”..

Cũng liên quan đến VinaCapital là trường hợp của bệnh viện Hoàn Mỹ. Hoàn Mỹ đã bán mình cho Fortis chỉ sau hơn một năm nhận vốn từ VinaCapital và Deustche Bank. Bác sỹ Nguyễn Hữu Tùng, nhà sáng lập bệnh viện, phải ngậm ngùi khi chia tay đứa con do mình sinh ra và nuôi dưỡng. Ông cũng thừa nhận rằng đã không nghiên cứu kỹ lưỡng khi nhận vốn từ quỹ đầu tư khiến hai bên có những mâu thuẫn không thể hàn gắn trong quá trình quản trị và điều hành.

The KAfe cũng là một thương vụ thất bại, cả cho người sáng lập lẫn quỹ đầu tư.The KAfe – chuỗi cửa hàng chuyên phục vụ đồ ăn Á-Âu – đã phải đóng cửa toàn bộ các cửa hàng trong hệ thống sau khi CEO bị buộc phải dời công ty chỉ sau một năm nhận vốn mà không đáp ứng được các điều kiện trong thoả thuận đầu tư.

Bên cạnh những thương vụ thành công, không ít thương vụ thất bại do không lường trước được hậu quả của M&A, cũng như không quản lý được doanh nghiệp mục tiêu, dẫn đến buộc phải thoái vốn để trở lại ngành nghề cốt lõi, hoặc lấy tiền trả nợ. Các nhà phân tích của Diễn đàn M&A khuyến nghị, cần cân nhắc những rủi ro trong thực hiện chiến lược M&A, mà thương vụ MobiFone – AVG là bài học nhãn tiền.

Tháng 3/2018, Tổng công ty Viễn thông Di động (MobiFone) đã quyết định hủy bỏ hợp đồng mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG)

Theo đó, MobiFone và AVG thống nhất hủy việc chuyển nhượng 344,66 triệu cổ phần, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận theo thỏa thuận. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này là 8.889,8 tỷ đồng.

Cũng có không ít thương vụ M&A được công bố rầm rộ, nhưng vì nhiều lý do, sau quá trình tìm hiểu đã đổ vỡ giữa chừng.

Thị trường từng kỳ vọng thương vụ giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank) sẽ “đơm hoa kết trái”, thế nhưng, cuộc hôn nhân này đã bất thành, khi đại hội cổ đông thường niên của Saigonbank trong quý II/2015 đã không thông qua chủ trương sáp nhập.

Nguyên nhân được giới đầu tư “rỉ tai” nhau là do cổ đông lớn của Saigonbank không đồng ý sáp nhập, dù lãnh đạo Saigonbank hiện nay đều đến từ Vietcombank. Chưa kể, thời điểm đó Vietcombank hiện cũng là cổ đông lớn của Saigonbank với tỷ lệ nắm giữ là 8,2%. Vietcombank sau đó đã bán 4,3% vốn tại Saigonbank.

Đại diện góp vốn Thành ủy UBND TP.HCM là ông Phạm Văn Thông – nguyên Phó chánh văn phòng Thành ủy, Chủ tịch HĐQT Saigonbank vừa bị kỷ luật, Saigonbank trong tháng 6/2018 đã bổ nhiệm tân Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.

Lỡ chuyến đò thương vụ sáp nhập với Vietcombank, trên thị trường lại xuất hiện thông tin Saigonbank sẽ sáp nhập vào một ngân hàng lớn khác. Đầu năm nay cũng có thông tin nhóm cổ đông Văn phòng Thành uỷ TP.HCM sẽ thoái hết vốn tại ngân hàng này.

Một loạt thương vụ khác như Nam Á Bank và Eximbank sẽ về chung 1 nhà; DongA Bank và ABBank… cũng được giới đầu tư tài chính quan tâm nhưng chẳng đi đến hồi kết. Phần lớn các thương vụ M&A ngân hàng không thành công được cho rằng do lo lắng gánh nợ xấu từ các ngân hàng “dưới cơ” sẽ dẫn đến nguy cơ thua lỗ, thậm chí phải bán lại với mức giá 0 đồng như VNCB, OceanBank…

Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
NHẬN BÁO GIÁ

Liên Hệ Với Chúng Tôi

Vui lòng để lại thông tin, ACC sẽ gọi lại ngay
Tu Van Vien 2






    Bài viết liên quan:

    Dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm vsattp trọn gói 2023

    ACC – dịch vụ pháp lý doanh nghiệp chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm. Dịch vụ làm thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm là dịch vụ mà ACC rất chuyên nghiệp và xử lý rất nhiều hồ sơ, loại hình…

    Lượt xem: 1.536

    Văn phòng ảo là gì? Dịch vụ cho thuê văn phòng ảo Chuyên nghiệp, Trọn gói [Mới 2023]

    Mô hình dịch vụ cho thuê văn phòng ảo phát triển mạnh mẽ trong mảng cho thuê văn phòng. Hiện nay, văn phòng ảo được các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp startups, cũng như các chi nhánh, văn phòng đại diện khá ưa chuộng. Đây được xem là vị cứu tinh của họ trong vấn…

    Lượt xem: 3.181

    Dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói giải quyết ngay chỉ từ 1 ngày

    Bạn đang tìm kiếm Dịch vụ ly hôn thuận tình nhanh? Dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh? Bạn đang thắc mắc về vấn đề ly hôn và gặp khó khăn trong việc làm thủ tục ly hôn? Bạn có thể chọn Dịch vụ ly hôn của Công ty Luật ACC. Với nhiều năm kinh…

    Lượt xem: 2.253

    Dịch vụ kế toán thuế trọn gói, chuyên nghiệp toàn quốc 2023

    Dịch vụ kế toán trọn gói là một dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, thuế, doanh nghiệp. Kế toán đối với hoạt động doanh nghiệp thì nó chiếm vai trò quan trọng. Về mặt pháp lý là công việc bắt buộc về thủ…

    Lượt xem: 2.610

    Dịch vụ kiểm toán trọn gói, chuyên nghiệp (Cập nhật 2023)

    Vai trò của kiểm toán ngày càng phổ biến do quá trình toàn cầu hóa được đẩy mạnh, nhất là thị trường chứng khoán. Sự phát triển của lực lượng các nhà đầu tư quốc tế đã làm tăng nhu cầu đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, tình trạng…

    Lượt xem: 2.787

    Phản hồi (0)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *