Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định mới nhất năm 2024

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Ngoài việc quan tâm đến tính hiệu lực của hợp đồng, thì các thủ tục chấm dứt hợp đồng cũng được nhiều người quan tâm. Vì vậy, ACC mời bạn theo dõi bài viết Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định mới nhất 

Thủ Tục Chấm Dứt Hợp đồng Theo Quy định Mới Nhất Năm 2022

Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định mới nhất 

1. Chấm dứt hợp đồng là gì?

Chấm dứt hợp đồng là kết thúc việc thực hiện các thoả thuận mà các bên đã đạt được khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, làm cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng ngừng hẳn lại, bên có nghĩa vụ không có trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và bên có quyền không thể buộc bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ được nữa.

2. Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định pháp luật

2.1 Các trường hợp hợp đồng dân sự sẽ bị chấm dứt 

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự sẽ bị chấm dứt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hợp đồng đã được hoàn thành

Hợp đồng đã được hoàn thành là trường hợp các bên đã thực hiện xong các quyền, nghĩa vụ trong hợp đồng đã thỏa thuận.

b) Theo thỏa thuận của các bên

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp này là do ý chí của các bên trong hợp đồng, thỏa thuận không tiếp tục thực hiện hợp đồng. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện, thiện chí của hai bên.

 

c) Chủ thể giao kết hợp đồng chết, chấm dứt hoạt động mà hợp đồng đó phải do chính cá nhân, tổ chức đó thực hiện

 

Trường hợp này, nếu như hợp đồng phải do chính cá nhân hoặc chính pháp nhân được xác định trong hợp đồng thực hiện mà không có ai thay thế hoặc thừa kế tiếp tục thực hiện hợp đồng thì hợp đồng đó sẽ chấm dứt.

Nếu như hợp đồng có nhiều người cùng thực hiện hoặc nhiều pháp nhân phải thực hiện thì việc một cá nhân chết/ một pháp nhân chấm dứt hoạt động thì hợp đồng vẫn có giá trị với những chủ thể còn lại.

d) Hợp đồng bị hủy bỏ

- Căn cứ để hủy bỏ hợp đồng:

Một bên vi phạm hợp đồng và vi phạm đó là điều kiện hủy bỏ hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng

Một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ, trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện, bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì bên có quyền có thể hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

 

Hủy bỏ hợp đồng khi tài sản bị mất mát, hư hỏng; khi một bên làm mất hoặc làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thẻ hoàn trả, đền bù, không sửa chữa, thay thế bằng tài sản khác thì bên kia có quyền hủy hợp đồng và bên vi phạm phải bồi thường tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, hư hỏng.

 

e) Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện.

- Căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng:

Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi thường.

f) Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn

Đây là trường hợp khi giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng vẫn còn và đảm bảo việc thực hiện được. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng vì lý do khách quan hoặc chủ quan mà đối tượng không còn nữa. Ví dụ: ông A chuyển nhượng cho ông B

Lưu ý: trường hợp ngay từ khi giao kết hợp đồng đã có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng bị vô hiệu.

g) Hợp đồng chấm dứt khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản

Sự thay đổi của hoàn cảnh có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau: hoàn cảnh thay đổi là nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng mà các bên không thể lường trước được và hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức, nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc có giao kết nhưng với nội dung khác, khi thực hiện hợp đồng mà thay đổi nội dung hợp đồng thì sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng co một bên; khi xảy ra sự thay đổi hoàn cảnh, bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn mà vẫn không thể ngăn chặn, giảm rủi ro.

Chấm dứt hợp đồng khi thay đổi hoàn cảnh cơ bản phải được yêu cầu ra Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng; trước đó các bên cần thỏa thuận sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý.

2.2 Thủ tục chấm dứt hợp đồng

Từ khái niệm về chấm dứt hợp đồng và các trường hợp chấm dứt hợp đồng có thể thấy trường hợp chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì cần tuân theo những thủ tục đặc thù được quy định tại văn bản pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng cụ thể đó. Ví dụ khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì cần tuân thủ theo các thủ tục của Bộ luật lao động.

3. Câu hỏi thường gặp

Người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải làm gì?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do. Hay nói cách khác, chỉ cần người lao động muốn thì người này sẽ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Tuy nhiên để được coi là chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp, người lao động phải đảm bảo thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng là báo trước cho người sử dụng lao động biết.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định mới nhất. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên hoặc các vấn đề pháp lý khác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo