Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hay còn gọi là Việt kiều, có thể vừa mang quốc tịch nước ngoài vừa mang quốc tịch Việt Nam. Sở hữu quyền công dân thứ hai cho phép người sở hữu hưởng các quyền lợi về tự do đi lại nhiều quốc gia hơn, sống ở các khu vực pháp lý khác hoặc có thể tự do lựa chọn lối sống mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ Tổng hợp các nước cho phép song tịch [Cập nhật 2023], mời quý khách hàng tham khảo.
1. Hai quốc tịch là gì?
Hai quốc tịch là tình trạng pháp lí của người cùng lúc có hai quốc tịch. Đây là tình trạng đặc biệt vì mỗi người khi được sinh ra thường chỉ có một quốc tịch. Tình trạng này cũng dẫn đến nhiều vấn đề phức tạp cho cả bản thân đương sự và các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia mà đương sự có quốc tịch.
Sở dĩ trong thực tế có hiện tượng có hai hay nhiều quốc tịch là do một số nguyên nhân như: do có sự xung đột pháp luật về quốc tịch của các quốc gia khác nhau, do người đã nhập quốc tịch mới mà chưa mất quốc tịch cũ, trẻ em sinh ra mà cha mẹ có quốc tịch khác nhau....
Trong quan hệ quốc tế, việc kí kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương là một trong những biện pháp tương đối hiệu quả để hạn chế tình trạng hai quốc tịch. Khi kí kết, các bên có thể thoả thuận đưa nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu vào nội dung của điều ước. Theo nguyên tắc này, người có hai quốc tịch của hai nước kí kết sẽ chỉ được coi là công dân (tức là có quốc tịch) của nước mà họ thực chất gắn bó nhất nếu trong một thời gian nhất định họ không lựa chọn cho mình quốc tịch của một trong hai nước.
các nước cho phép song tịch
2. Lợi ích của chế độ hai quốc tịch
2.1 Tính lưu động toàn cầu
Một số hộ chiếu không cho phép bạn đi du lịch đến bất kỳ điểm nào và có thể khá hạn chế. Điều này làm cho việc đi du lịch trở thành một vấn đề phức tạp vì sẽ cần phải xin visa du lịch. Một hộ chiếu thứ hai có thể đưa ra giải pháp cho vấn đề này bằng cách tăng tính lưu động của một cá nhân, loại bỏ hệ thống hành chính quan liêu khỏi phương trình.
2.2 Kinh doanh
Sở hữu quốc tịch thứ hai mở ra nhiều cơ hội kinh doanh và ký kết các giao dịch kinh doanh, đó là trường hợp không khả dụng hoặc khó có thể dựa trên hộ chiếu gốc.
2.3 Tối ưu hóa thuế
Một số khu vực pháp lý nhất định cung cấp luật thuế với nhiều thuận lợi có thể mang lại nhiều quyền lợi cho bạn và doanh nghiệp. Cho dù điều này bao gồm hiệp định tránh đánh thuế hai lần và tăng vốn, tối ưu hóa thuế sẽ cho phép bạn quản lý tài sản của mình tốt hơn.
2.4 An ninh
Sở hữu hộ chiếu thứ hai từ một quốc gia ổn định khiến bạn an tâm hơn. Trong trường hợp có bất kỳ sự bất ổn nào về xã hội, chính trị hoặc kinh tế tại quốc gia của bạn, bạn sẽ vẫn có một kế hoạch B.
2.5 Chất lượng cuộc sống
Tùy thuốc vào hộ chiếu mà bạn sở hữu. bạn có thể được cấp quyền tiếp cận vào hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe đẳng cấp thế giới cũng nhưng lối sống được nâng cao về mọi mặt.
Bằng cách sở hữu chế độ hai quốc tịch, các gia đình có giá trị ròng cao có thể mở khóa toàn bộ tiềm lực của họ bằng cách tiếp cận các cơ hội tốt hơn ở một quốc gia khác. Điều này đảm bảo tương lai gia đình của bạn thông qua giáo dục, chăm sóc sức khỏe hoặc đơn giản là một lối sống tốt hơn.
3. Các nước cho phép song tịch
Việc có được quốc tịch thứ hai là một bước quan trọng mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống của cá nhân hoặc nhà đầu tư. Mặc dù ngày càng có nhiều quốc gia cho phép hai quốc tịch để thu hút người đến nhập cư, nhưng cũng có một số quốc gia đang bắt đầu hạn chế việc công dân của họ mang thêm một quốc tịch khác. Vì thế nếu có ý định nhập cư ở một quốc gia nào đó, nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch gốc nhà đầu tư nên tìm hiểu thật kĩ trước khi nộp hồ sơ.
Các quốc gia cho phép hai quốc tịch: Albania, Benin, Ai cập, Kosovo, Peru, Thụy Sĩ, Algeria, Bolivia, Phần Lan, Latvia, Philippines, Syria, Angola, Brazil, Pháp, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Antigua & Barbuda, Malawi, Romania, Vương quốc Anh, Argentina, Canada, Hy Lạp, Malta, Nga, Vanuatu, Armenia, Chile, Hungary, Mexico, Serbia, Mỹ, Úc. Costa Rica, Iceland, New Zealand, Slovenia, Barbados, Ireland, Nigeria, Nam Phi, Bangladesh, Síp, Israel, Na Uy, Bỉ, Cộng hòa Séc, Ý, Pakistan, Tây Ban Nha, Belize, Đan Mạch, Jamaica, Thụy Điển.
Các quốc gia chỉ cho phép hai quốc tịch trong một số điều kiện nhất định: Bulgaria, Đức, Croatia, Nam Triều Tiên, Panama
Các quốc gia không cho phép hai quốc tịch: Afghanistan, El Salvador, Lithuania, Singapore, Andorra, Estonia, Malaysia, Áo, Georgia, Montenegro, Tanzania, Azerbaijan, Ấn Độ, Thái Lan, Bahrain, Indonesia, Nepal, Ukraine, Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Djibouti, Kazakhstan, Ả Rập Saudi, Venezuela.
Một số quốc gia không cho phép hai quốc tịch trong một số trường hợp nhất định: Slovakia, Hà Lan.
Các quốc gia không chấp nhận đa quốc tịch: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc, Singapore.
- Tất cả mọi người xin nhập quốc tịch các nước trên phải chứng nhận đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình.
- Riêng Nhật và Hàn Quốc, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 21 có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Nhật hay Hàn Quốc nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.
- Với nước Đức thì chỉ có trẻ em sinh ra có cha/mẹ là công dân Đức hoặc là thường trú nhân ở Đức từ ba năm trở lên có thể xin nhập quốc tịch Đức, bất kể có đồng thời xin quốc tịch nào khác không. Còn nếu người thành niên xin nhập quốc tịch Đức thì họ phải từ bỏ quốc tịch hiện tại.
Trên đây là bài viết Tổng hợp các nước cho phép song tịch [Cập nhật 2023] Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai... Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận