Các loại rủi ro trong bảo hiểm [Cập nhật 2024]

Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta gặp phải những rủi ro nhất định. Chính vì phát sinh rủi ro mà bảo hiểm mới xuất hiện. Nếu bạn thực sự muốn lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp nhất thì bạn cần biết những loại rủi ro có thể xuất hiện. Vậy các loại rủi ro trong bảo hiểm hiện nay là gì, cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây.

Các loại rủi ro trong bảo hiểm mà bạn nên biết | Prudential Việt Nam

Các loại rủi ro trong bảo hiểm

1.Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

Rủi ro về tài chính dẫn đến tổn thất về tài chính. Rủi ro này sẽ đo lường được bằng tiền mặt. Rủi ro tài chính sẽ gây thiệt hại về tài chính, như chi phí để khôi phục, sửa chữa hoặc thay thế tài sản.

Rủi ro tài chính không chỉ đề cập đến những thiệt hại về tài sản. Những rủi ro gây tổn thất về sức khỏe con người cũng có thể đánh giá bằng tiền dựa theo điều khoản thương lượng trước đó. Đó chính là chi phí điều trị, thu nhập bị giảm sút do mất khả năng lao động v.v...

Rủi ro phi tài chính là rủi ro không thể đo lường bằng tiền mặt. Đây là loại rủi ro không gây thiệt hại về tài chính mà nó ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của bạn. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy không hài lòng, không vui. Loại rủi ro này thường rất hay gặp phải trong cuộc sống nhưng mức độ thiệt hại thì không thể đo lường được bằng tài chính.

2.Rủi ro chung và rủi ro riêng

Rủi ro chung là loại rủi ro không thể kiểm soát được và phạm vi ảnh hưởng của nó không phải một người mà ảnh hưởng trên diện rộng. Rủi ro chung gây ra hậu quả cho một nhóm lớn người hoặc toàn xã hội (ví dụ như thiên tai, bệnh dịch,...). Để khắc phục hậu quả do rủi ro này gây ra cần sự vào cuộc từ nhà nước, chính phủ và toàn xã hội.

Rủi ro riêng là loại rủi ro mà thiệt hại của nó chỉ trong phạm vi một người hoặc một số ít người. Loại rủi ro này mang tính chất cá nhân ví dụ như: Tai nạn, hoả hoạn, trộm cướp,...

3.Rủi ro có thể được bảo hiểm

Khi tham gia bảo hiểm, điều mà bạn mong muốn nhất là được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Nhưng bạn phải biết rằng, không phải loại rủi ro nào cũng được bảo hiểm. Bởi có những loại rủi ro mà doanh nghiệp bảo hiểm không thể gánh vác. Hoặc có những loại rủi ro do cố ý hoặc do người tham gia lợi dụng những sơ hở trong điều khoản bồi thường để hưởng lợi từ bảo hiểm. Do vậy, tùy theo từng trường hợp mà rủi ro đó có được hưởng lợi từ bảo hiểm hay không.

Để rủi ro nằm trong các loại rủi ro trong bảo hiểm, rủi ro đó cần đủ các điều kiện dưới đây:

  • Tổn thất mà rủi ro đó mang lại phải mang tính chất ngẫu nhiên

Rủi ro có thể được bảo hiểm phải mang tính chất khách quan, không do chủ ý của người bảo hiểm. Nếu rủi ro không mang tính chất ngẫu nhiên, chắc chắn có nhiều người sẽ sẽ cố tình làm hại đến bản thân, làm hại đến người khác để hưởng lợi từ bảo hiểm, vi phạm đến chuẩn mực đạo đức. Ngay cả đến bảo hiểm rủi ro cao nhất (cái chết), rủi ro này chắc chắn sẽ đến dù sớm hay muộn, nhưng thời điểm xảy ra cái chết cũng phải bất ngờ.

  • Tổn thất đó phải đo lường được, định lượng được về mặt tài chính

Ưu điểm lớn nhất của bảo hiểm là hỗ trợ khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra về mặt tài chính. Bảo hiểm không thể loại bỏ rủi ro xảy ra nhưng nó có trách nhiệm bảo vệ về mặt tài chính. Do vậy tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra cần phải đo lường hoặc quy đổi được về mặt tài chính.

Rủi ro cần phải đo lường được - định lượng được

  • Rủi ro có thể được bảo hiểm phải đủ lớn về tần suất và dự đoán được mức độ thiệt hại

Công ty bảo hiểm chỉ lựa chọn những rủi ro mà họ tính toán được hoặc dự đoán được mức độ tổn thất hay số tiền cần bảo hiểm khi rủi ro đó xảy ra. Nếu không tính toán được mức độ thiệt hại do rủi ro đó gây ra, họ không thể đưa ra mức phí bảo hiểm. Thông thường ở những trường hợp này, công ty bảo hiểm sẽ thu mức phí cao hơn mức tổn thất để đảm bảo an toàn.

  • Rủi ro xảy ra không trái với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội

Công ty bảo hiểm sẽ không khắc phục hậu quả do rủi ro nào trái với quy tắc và chuẩn mực đạo đức của xã hội. Nếu không đặt ra điều kiện này, nhiều người tham gia bảo hiểm sẽ bất chấp mọi hành động (kể cả vi phạm đạo đức, pháp luật) để đòi quyền lợi bảo hiểm trong những hoàn cảnh bắt buộc.

4.Rủi ro được bảo hiểm và rủi ro loại trừ

Rủi ro được bảo hiểm

Bạn phải phân biệt rõ rủi ro được bảo hiểm và rủi ro có thể được bảo hiểm. Rủi ro có thể được bảo hiểm là điều kiện cần để rủi ro được bảo hiểm.

Rủi ro được bảo hiểm là những rủi ro về thiên tai, tai nạn, sự cố bất ngờ được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận khắc phục hậu quả cho người được bảo hiểm khi rủi ro xảy ra. Rủi ro được bảo hiểm có thể bao gồm: rủi ro tài chính, rủi ro thuần tuý, rủi ro riêng. Thông thường các rủi ro phi tài chính, rủi ro đầu cơ và rủi ro chung bị loại trừ, không thuộc rủi ro bảo hiểm.

Rủi ro được bảo hiểm thường được quy định rõ trong các điều khoản hợp đồng khi bạn tham gia. Hoặc có thể công ty bảo hiểm đưa ra các nguyên tắc mà công ty không chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả. Nếu rủi ro của bạn không nằm trong các nguyên tắc này, thì rủi ro của bạn gặp mặc nhiên được quyền bảo hiểm.

Rủi ro bị loại trừ

Là những rủi ro mà công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm, không chấp nhận bồi thường khắc phục hoặc trả tiền bảo hiểm nếu chúng xảy ra. Các rủi ro bị loại trừ được quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

Đới với những rủi ro bị loại trừ, công ty bảo hiểm sẽ có những gói bảo hiểm phù hợp với điều kiện kinh tế của người tham gia bảo hiểm. Bởi rủi ro càng lớn, phí bảo hiểm càng cao. Do vậy, tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ đưa những loại rủi ro bị loại trừ khi xảy ra.

Trên đây là giải đáp về các loại rủi ro trong bảo hiểm. Nếu quý khách cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của ACC để được giải đáp nhanh nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo