Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm

1. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm 

 Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023), doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các quyền sau đây: 

 - Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; 

 - Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; 

 - Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 22 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; 

 - Từ chối bồi thường,trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm; 

 - Yêu cầu bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan; 

 - Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã bồi thường cho người được bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản; lợi ích kinh tế hoặc nghĩa vụ thực hiện hợp đồng hoặc nghĩa vụ theo pháp luật; trách nhiệm dân sự do người thứ ba gây ra; 

 - Quyền khác theo quy định của pháp luật.  

Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm ở việt nam

Các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm ở việt nam

 

2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm 

 Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây: 

 - Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm; 

 - Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; 

 - Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022; 

 - Cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan; 

 - Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; 

 - Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm; 

 - Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; 

 - Lưu trữ hồ sơ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật; 

 - Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm; 

 - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.  3. Các hình thức tổ chức và hoạt động của công ty bảo hiểm 

 Mục 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định  các hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm,  tái bảo hiểm như sau: 

 Điều 62. Hình thức tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm 

  1. Công ty cổ phần.  
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn.  

Như vậy, theo quy định  trên thì có thể thành lập công ty bảo hiểm dưới hình thức  công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo