Các loại đường đôi

1. Đường đôi là gì?

Đường đôi là tuyến đường có 2 làn, 2 chiều là chiều đi và chiều về và được phân cách nhau bằng dải phân cách đặt ở giữa đường như dải phân cách bê tông, hộ lan, bó vỉa hoặc khoảng đất có cây trồng,...Xe lưu thông chạy theo 2 hướng ngược nhau. Trên mỗi chiều có nhiều làn xe ô tô và xe máy. Trường hợp đường phân ra thành hai chiều bằng các vạch kẻ sơn (nét đứt hoặc nét liền) thì không phải là đường đôi.

Căn cứ Khoản 3.11 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (đã có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ cũng quy định về đường đôi. Và Khoản 6 Điều 3 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định:

"Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi)".

Như vậy, trên đường đôi phải có sự tham gia của phương tiện ở cả hai chiều. Và dải phân cách ngăn cách, xác định độ rộng của chiều di chuyển, có tác dụng ngăn cách và phương tiện chỉ được quay đầu khi dải phân cách mở ra ở các vị trí cố định, có ngã ba ngã tư...

Đường đôi là con đường đã quá quen thuộc với nhiều người tham gia giao thông vì ngày nay trong thời gian tăng cường thúc đẩy phát triển cơ sở giao thông, cơ sở hạ tầng, rất nhiều tuyến đường nhất là đường tại các thành phố lớn, đường cao tốc hoặc đường quốc lộ liên tỉnh. Do đó mà người tham gia giao thông cần hiểu các quy định pháp luật liên quan để tuân thủ hiệu quả.

Lưu ý: Trường hợp tháo dỡ dải phân cách ở giữa đường thì đường đôi sẽ trở thành đường 2 chiều. Trong trường hợp đường bị hư hỏng phải sửa chữa, buộc các phương tiện phải đi trên phía đường đôi còn lại; đoạn đường đôi mà các phương tiện đang đi trở thành đường 2 chiều.

Từ những định nghĩa trên, khi di chuyển trên đường, căn cứ vào tính chất xây dựng, người tham gia giao thông hoàn toàn xác định được đâu là đường đôi.

- Căn cứ vào Điều 13 của Luật Giao Thông đường bộ thì xe máy được cho phép đi bất kỳ làn đường nào trên đoạn đường đôi. Khi di chuyển trên đường đôi, để tránh vi phạm luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được phép điều khiển xe trên một là đường nhất định, chỉ được thay đổi làn đường ở những điểm cho phép. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, phương tiện giao thông di chuyển ở tốc độ thấp hơn phải đi về phía bên phải của làn đường và điều khiển xe máy trong khu vực đông dân cư trên đường đôi được chạy tối đa 60km/h là đúng quy định. Khi muốn đổi làn đường, bạn cần phải bật xi nhan trước khi chuyển sang làn đường khác để vừa tránh bị phạt mà còn giúp bạn chuyển làn đường được an toàn hơn.

+ Đối với các loại xe ô tô 4 chỗ/7 chỗ và xe ô tô chở từ 30 người trở lên (trừ xe bus), và ô tô có tải trọng tối đa 3.5 tấn di chuyển với vận tốc tối đa 90km/h.

+ Vận tốc tối đa 80km/h đối với các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên (trừ xe bus) và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn – trừ dòng xe ô tô xi-téc.

+ Với các dòng xe bus, xe ô tô đầu kéo sơ-mi-rơ-mooc, xe mô tô và xe ô tô chuyên dụng (trừ các dòng xe ô tô có trộn vữa hoặc ô tô trộn bê tông). thì Vận tốc tối đa 70km/h.

+ Vận tốc tối đa 60km/h với các loại ô tô kéo rơ mooc và các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông, ô tô xi-tec.

+ Vận tốc tối đa 40km/h với các dòng xe chuyên dụng, xe gắn máy và với cả xe máy điện, hoặc các dòng xe tương tự khác.

 

2. Biển báo đường đôi

Biển báo hiệu đường đôi W.235

Đường đôi là gì? Biển báo đường đôi và các loại đường đôi?

Số hiệu của biển báo đường đôi là W.235 với tên gọi chính xác là: Biển báo đường đôi.

 

 

- Ý nghĩa của biển báo hiệu đường đôi: Biển báo hiệu đường đôi được đặt để thông báo, cảnh báo cho người lái xé, điều khiển phương tiện giao thông biết sắp đi vào đoạn đường dạng đôi, có chiều đi và chiều về được phân biệt rõ ràng bởi dải phân cách ở giữa.

- Vị trí đặt biển báo: Biển báo hiệu đường đôi được đặt ở ngay đầu đoạn đường đôi và ở vị trí dễ quan sát để người tham gia giao thông có thể kịp thời điều khiển phương tiện sao cho đúng quy định tại luật giao thông.

Biển báo hiệu hết đường đôi W.236 

Số hiệu của biển báo hết đường đôi là W.236 với tên gọi chính xác của số hiệu biển này là Biển báo hiệu hết đường đôi.

- Ý nghĩa của biển báo hiệu hết đường đôi: Biển báo hiệu hết đường đôi được đặt để báo trước, thông báo cho người điều khiển phương tiện sắp kết thúc đoạn đường dạng đôi (đoạn đường hết giải phân cách) tức là những đoạn đường dạng đôi chỉ được chia bằng vạch sơn sẽ không phải đặt biển này.

- Vị trí đặt biển báo: Biển báo hiệu hết đường đôi được đặt ở cuối đoạn đường đôi.

3. Các loại đường đôi

- Đường đôi (có dải phân cách giữa).

Theo quy định tại quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ: “Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về đường phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền.

Quy chuẩn giúp ta có căn cứ cụ thể xác định đối với đường đôi. Dải phân cách hoặc các vạch dọc liền là cơ sở xác định.

Trong đó, dải phân cách của đường đôi được hiểu là phần đường ở giữa hai chiều đi và chiều về nơi mà các phương tiên không được phép lưu thông trên đó. Dải phân có các dạng như bó vỉa, dải phân cách được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song hoặc dải đất dự trữ,... được làm cao hơn mặt đường một khoảng nhất định. Các phương tiện không thể sang đường ở những vị trí của dải phân cách.

Dải phân cách dùng để phân chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt. Xác định ranh giới giữa chiều đi và chiều về của con đường.

- Các vạch dọc liền được vẽ bằng sơn ở giữa hai chiều đường không được coi là dải phân cách của đường đôi.

Để đáp ứng điều kiện trở thành đường đôi thì phải đáp ứng điều kiện trên. Cũng như phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan. Nói cách khác, để được gọi là “đường đôi” thì con đường đó phải là một tuyến đường đôi đúng nghĩa: Có từ hai làn xe trở lên cho một chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện di chuyển theo chiều đi của mình theo quy định khi tham gia giao thông. Ngược lại, nếu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một tiêu chí nêu trên thì không được coi là đường đôi.

 

4. Phân biệt đường đôi và đường hai chiều

Lưu ý: Nếu tháo dỡ dải phân cách ở giữa thì đường đôi trở thành đường 2 chiều. Khi đó, các phương tiện vẫn di chuyển theo chiều đi, chiều về. Trong đó, dải phân cách không còn có tác dụng ngăn cách cách phương tiện ở hai phía khác nhau. Đường 2 chiều là đường mà phương tiện lưu thông trên đó theo 2 hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa như đường đôi. Tức là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa. Khi đó, giữa hai chiều cũng được phân tách, xác định bằng các vạch kẻ đường. Để đảm bảo các phương tiện không lấn làn, lấn sang chiều đi còn lại của các phương tiện khác. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách. Còn đường đôi có dải phân cách.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo