1. Chứng khoán là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 quy định chứng khoán là tài sản, bao gồm các loại chứng khoán sau đây:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký;
Chứng khoán là gì? Các loại chứng khoán hiện hành
- Chứng khoán phái sinh;
- Các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định.
2. Các loại cổ phiếu theo Luật Chứng khoán
2.1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Số lượng cổ phần và loại cổ phần;
- Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;
- Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân;
Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;
- Nội dung khác theo quy định tại các điều 116, 117 và 118 Luật Doanh nghiệp 2020 đối với cổ phiếu của cổ phần ưu đãi.
(Khoản 2 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019; Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020)
2.2. Trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
(Khoản 3 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.3. Chứng chỉ quỹ
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đầu tư chứng khoán.
(Khoản 4 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.4. Chứng quyền
Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong khoảng thời gian xác định.
(Khoản 5 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.5. Chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có đảm bảo là loại chứng khoán có tài sản bảo đảm do công ty chứng khoán phát hành, cho phép người sở hữu được quyền mua (chứng quyền mua) hoặc được quyền bán (chứng quyền bán) chứng khoán cơ sở với tổ chức phát hành chứng quyền có bảo đảm đó theo mức giá đã được xác định trước, tại một thời điểm hoặc trước một thời điểm đã được ấn định hoặc nhận khoản tiền chênh lệch giữa giá thực hiện và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm thực hiện.
(Khoản 6 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.6. Quyền mua cổ phần
Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành nhằm mang lại cho cổ đông hiện hữu quyền được mua cổ phần mới theo điều kiện đã được xác định.
(Khoản 7 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.7. Chứng chỉ lưu ký
Chứng chỉ lưu ký là loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở chứng khoán của tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
(Khoản 8 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
2.8. Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là công cụ tài chính dưới dạng hợp đồng, bao gồm hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, trong đó xác nhận quyền, nghĩa vụ của các bên đối với việc thanh toán tiền, chuyển giao số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định trong khoảng thời gian hoặc vào ngày đã xác định trong tương lai.
(Khoản 9 Điều 2 Luật Chứng khoán 2019)
3. Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
3.1. Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán là gì?
Hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm hoạt động chào bán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác được quy định tại Luật Chứng khoán 2019.
3.2. Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán
Nguyên tắc hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 5 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
- Tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quyền tự do giao dịch, đầu tư, kinh doanh và cung cấp dịch vụ về chứng khoán của tổ chức, cá nhân.
- Công bằng, công khai, minh bạch.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
Mọi người cũng hỏi:
Câu hỏi 1: Chứng khoán là gì?
Trả lời: Chứng khoán là các giấy tờ tài chính hoặc công cụ mà người đầu tư mua và bán nhằm đầu tư vào doanh nghiệp hoặc cơ hội tài chính khác. Chúng có thể biểu thị sự sở hữu hoặc nợ của người đầu tư đối với doanh nghiệp hoặc cơ hội đó.
Câu hỏi 2: Có những loại chứng khoán nào?
Trả lời: Có nhiều loại chứng khoán khác nhau, trong đó một số loại phổ biến bao gồm:
- Cổ phiếu (Stocks): Biểu thị sự sở hữu một phần của doanh nghiệp. Cổ đông cổ phiếu có quyền tham gia trong quản trị và chia sẻ lợi nhuận.
- Trái phiếu (Bonds): Đại diện cho khoản nợ mà người mua trái phiếu cho công ty hoặc chính phủ. Người mua trái phiếu nhận lãi suất theo thỏa thuận và sẽ được hoàn trả vốn sau một khoảng thời gian.
- Quỹ đầu tư (Mutual Funds): Là một tập hợp các chứng khoán khác nhau được quản lý bởi một quỹ đầu tư chuyên nghiệp. Người đầu tư mua cổ phiếu của quỹ và có lợi ích từ việc đa dạng hóa đầu tư.
- ETFs (Exchange-Traded Funds): Tương tự như quỹ đầu tư, nhưng ETFs được giao dịch trên sàn chứng khoán giống như cổ phiếu.
- Chứng chỉ quỹ (Certificate of Deposit): Là một loại trái phiếu do các ngân hàng phát hành, với kỳ hạn cố định và lãi suất cố định.
Câu hỏi 3: Chứng khoán có thể được mua và bán ở đâu?
Trả lời: Chứng khoán có thể được mua và bán trên các sàn giao dịch chứng khoán, nơi mà giao dịch công khai và minh bạch diễn ra. Các ví dụ về sàn giao dịch chứng khoán nổi tiếng bao gồm Sàn Chứng khoán New York (NYSE) ở Mỹ, Sàn Chứng khoán London (LSE) ở Anh, Sàn Chứng khoán Tokyo (TSE) ở Nhật Bản, và nhiều sàn giao dịch khác trên khắp thế giới.
Câu hỏi 4: Lợi ích và rủi ro của việc đầu tư vào chứng khoán là gì?
Trả lời: Lợi ích của đầu tư vào chứng khoán bao gồm:
- Lợi nhuận: Nếu giá chứng khoán tăng, bạn có thể có lợi nhuận từ việc mua bán chúng.
- Đa dạng hóa: Đầu tư vào chứng khoán cho phép bạn đa dạng hóa nguồn thu nhập và rủi ro của bạn.
- Chia sẻ lợi nhuận: Khi đầu tư vào cổ phiếu, bạn có cơ hội chia sẻ lợi nhuận và tăng giá trị doanh nghiệp.
Rủi ro của đầu tư vào chứng khoán bao gồm:
- Rủi ro thị trường: Giá chứng khoán có thể biến đổi mạnh mẽ do yếu tố thị trường.
- Rủi ro kinh doanh: Hiệu suất của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
- Rủi ro lãi suất: Giá trị trái phiếu có thể giảm nếu lãi suất tăng.
- Rủi ro hệ thống: Sự cố tại một phần của thị trường có thể lan sang các phần khác.
Nội dung bài viết:
Bình luận